Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

10 sai lầm lớn nhất khi sử dụng Email.

Email đang dần trở thành một phần trong hình  ảnh kinh doanh của các công ty giống như những chiếc áo bạn mặc trên  người, những bức bưu thiếp bạn viết, lời chào trong voice mail và những  cái bắt tay lịch thiệp. Nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt ngay từ ban đầu và  xây dựng những mối quan hệ kinh doanh tích cực, hãy chú ý tới những  nguyên tắc sử dụng email và tránh xa 10 sai lầm email lớn nhất sau đây:
  

1. Bỏ sót tiêu đề thư
  Nhiều khi chúng ta thường không nhận ra được  tầm quan trọng của tiêu đề thư. Một lá thư được gửi đi mà thiếu tiêu đề  sẽ không có bất cứ ý nghĩa nào cả mà thậm chí khiến người nhận thấy khó  chịu. Khi từng cá nhân sẽ nhận được rất nhiều email, thì tiêu đề thư là  yếu tố quan trọng nếu bạn muốn email của mình nhanh chóng được đọc.  Tiêu đề thư đã trở thành một chìa khoá quan trọng quyết định email có  được mở ra đọc hay không.

 2. Tiêu đề thư không  tương thích
 Ví dụ, nếu  bạn đang viết thư cho hãng xuất bản web, tiêu đề thư của bạn có thể là  “Nội dung trang web”. Tuy nhiên, khi trang web của bạn phát triển và bạn  gửi thêm các thông tin, các tiêu đề cũng cần được thay đổi, chẳng hạn  như “thông tin liên lạc”, “hình ảnh” hay “trang chủ”.
  Đừng luôn ấn vào nút “reply” trong mọi thời  điểm. Việc thay đổi tiêu đề thư sẽ cho phép người nhận biết được nội dung cụ thể trong thư mà không cần phải kiểm tra lại họ đã gửi những gì  trước đó.

 3. Không cá nhân hoá email của bạn tới người nhận
  Email là không chính thức nhưng nó vẫn cần  những lời chào theo đúng quy tắc viết thư. Hãy bắt đầu với “Thân gửi ….”, “Xin chào ….” Hay chỉ “Anh/chị…”. Thất bại trong việc đưa tên người  nhận vào thư có thể khiến bạn và email của bạn trở nên lạnh lẽo.

  4. Không quan tâm tới từ  ngữ
 Khi bạn giao  tiếp mặt đối mặt với một ai đó, 93% thông điệp của bạn là không thành  lời. Email không có ngôn ngữ cơ thể. Người đọc không thể thấy được khuôn  mặt bạn hay nghe giọng điệu lời nói, vì vậy, bạn cần lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận và chuẩn xác. Bạn nên đặt mình vào vị trí của người  khác và suy nghĩ xem từ ngữ của bạn có tác động tới họ ra sao.
 
 
5. Lời mở đầu thư không  có ý nghĩa
 Tiêu đề thư  nên đi thẳng vào nội dung thông điệp, chứ không phải là ““Hi” hay “Xin  chào”. Người nhận sẽ quyết định thứ tự mình sẽ đọc email căn cứ vào ai  là người gửi và nội dung email là gì. Email của bạn sẽ có rất nhiều đối  thủ cạnh tranh.

 6. Quên kiểm tra lại chính tả và ngữ pháp
 Vào những  ngày đầu khi email mới ra đời, một vài người đã ghi chú rằng dạng giao  tiếp này không đảm bảo chuẩn xác về mặt chính tả và ngữ pháp. Điều này  là hoàn toàn sai. Chính tả và ngữ pháp là sự đại diện cho bạn. Nếu bạn không kiểm tra lại để chắc chắn email được soạn thảo chính xác nhất, mọi  người sẽ đặt câu hỏi về trình độ và sự nghiêm túc của bạn.
  Hãy sử dụng chấm câu và viết hoa đúng nhất  và luôn kiểm tra lỗi chính tả. Song bạn cần nhớ rằng, phần mềm kiểm tra  chính tả chỉ có thể phát hiện một số từ sai chính tả rõ ràng, có một số  từ bạn dùng sai nhưng vấn đúng chính tả. Do vậy, tốt nhất bạn cần tự  kiểm tra chính tả.

 7. Viết một cuốn tiểu thuyết lớn
  E-mail cần ngắn gọn. Hãy giữ cho nội dung  của bạn được cô đọng. Hãy sử dụng một vài đoạn văn và một vài câu trong  mỗi đoạn. Mọi người sẽ đọc lướt các email, vì vậy những nội dung dài  dòng rất lãng phí. Nếu bạn thấy cần phải truyền tải những thông điệp  dài, hãy gọi điện thoại trò chuyện hay hẹn một cuộc gặp.

  8. Chuyển  tiếp email mà chưa có sự đồng ý
 Hầu hết mọi người đều làm điều này. Bạn có  thể tự hỏi nếu thư được gửi mình và chỉ duy nhất mình, tại sao mình phải  chịu trách nhiệm khi chuyển tiếp nó cho người khác? Rất thường xuyên  các thông tin bảo mật bị lan truyền rộng rãi vì một ai đó thiếu sự  nghiêm túc. Trừ khi bạn được đề nghị hay bạn yêu cầu sự cho phép, đừng  chuyển tiếp bất cứ nội dung nào được gửi tới cho bạn.

  9. Nghĩ rằng sẽ không ai  khác thấy đọc được email của bạn ngoài người gửi
  Một khi bạn rời hòm thư của mình, bạn sẽ  không thể biết được email của mình kết thúc ở đâu. Đừng sử dụng internet  để gửi đi tất cả mọi thứ mà bạn không thể kiểm soát được nó. Hãy sử  dụng những công cụ khác để truyền tải các thông tin cá nhân hay những  thông tin nhạy cảm.

 10. Mong đợi những phản hồi ngay lập tức
  Không phải tất cả mọi người đều ngồi trước  máy tính với chương trình email được bật. Vẻ đẹp của giao tiếp Internet nằm ở sự thuận tiện của nó. Nó không phải là một sự ngắt quãng công việc  của mọi người. Họ có thể kiểm tra email vào thời điểm nào thuận tiện  nhất với họ chứ không phải với bạn. Nếu giao tiếp thực sự quan trọng đến  mức bạn cần câu trả lời ngay, hãy sử sụng điện thoại.

Tìm hiểu công nghệ ổ lai (HHD)


Xuất hiện trong những năm gần đây, ổ lai (HHD hay hybrid hard drive) kết hợp những ưu điểm của SSD lẫn HDD; tốc độ truy xuất cao đồng thời có dung lượng lưu trữ lớn và mức giá phù hợp với số đông người dùng hơn.

Phương thức hoạt động của ổ cứng lai cũng tương tự công nghệ đồ họa lai áp dụng trên một số dòng máy tính cá nhân (laptop, desktop) hiện nay. Những dữ liệu thường xuyên sử dụng, cần truy xuất nhanh được lưu trữ trong bộ nhớ flash trong khi những dữ liệu không truy cập thường xuyên sẽ lưu giữ trên các phiến đĩa của ổ cứng. Người dùng không phải chọn và xác định dữ liệu nào nằm ở đâu mà thay vào đó, thuật xử lí lưu trữ trong firmware ổ cứng sẽ quyết định dữ liệu nào lưu ở bộ nhớ flash SSD, dữ liệu nào lưu trên ổ cứng.

Momentus XT SSHD của Seagate dùng công nghệ bộ nhớ logic đệm Adaptive Memory trong khi Toshiba, Western Digital cũng có công nghệ bộ nhớ tương tự nhưng thay vào đó là sự kết hợp SSD và HDD trong cùng ổ vật lí. Dù sử dụng công nghệ nào thì giải thuật xử lí vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi mức độ sử dụng tập tin của hệ điều hành, phần mềm để quyết định lưu chúng ở SSD hay HDD.

Lúc đầu khi bộ nhớ flash chưa có gì, tốc độ truy xuất ổ cứng lai vẫn tương đương ổ cứng truyền thống, nhưng sau thời gian sử dụng, tốc độ truy cập sẽ dần được cải thiện, hiệu suất nâng lên thấy rõ. Thử nghiệm của PC World Mỹ trên ổ cứng lai Seagate Momentus XT 750 GB với 8 GB SSD cho thấy sau 6 lần thử nghiệm, thời gian khởi động hệ thống giảm dần từ 35 giây xuống còn 31 giây, điểm WorldBench 7 tăng từ 112 lên 116 điểm. Mức cải thiện thời gian khởi động hệ thống đạt 12%, điểm WorldBench 7 tăng 4%. Xét về lâu dài, ổ lai sẽ dần cải thiện hiệu năng tổng thể hệ thống trong quá trình sử dụng.

Lưu trữ đám mây có thể sẽ thay thế ổ cứng trong tương lai


Ngày nay khi càng nhiều người sử dụng dịch vụ đám mây để lưu trữ dữ liệu, liệu rằng nhu cầu về ổ cứng sẽ dần dần bị suy giảm? tại hội nghị Storage Vision trong khuôn khổ CES 2015 diễn ra tại Las Vegas - Mỹ, các nhà phân tích cho biết ổ cứng gắn trong vẫn đóng vai trò không thể thiếu cho máy tính và các thiêt bị cá nhân, bởi lẽ người sử dụng vẫn phải cần ổ cứng để chứa những dữ liệu thường xuyên sử dụng, và những dữ liệu ít quan trong hơn sẽ được lưu trên nền điện toán đám mây.

Tuy nhiên một số ý kiến khác cho rằng xu hướng dịch vụ đám mây có thề cung cấp hàng terabyte dung lượng lưu trữ vì vậy khả năng tương lai các ổ cứng HDD và SSD có thể sẽ bị đe dọa

Về phía các nhà sản xuất như Western Digital hoặc Seagate là hai nhà sản xuất lớn hiện đang cung cấp ổ cứng cho máy chủ và máy tính cá nhân trong khi với nhiều nhà sản xuất thiết bị và máy tính thì phần dung lượng lưu trữ gắn trong sẽ được tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà người dùng cuối phải trả.

Tuy phương thức lưu trữ đám mây thực sự tiện ích nhưng vẫn còn hạn chế vì khi cần sử dụng lưu trữ đám mây thì người dùng phải có kết nối internet. Ông Jim Handy, đại diện công ty nghiên cứu thị trường Objective Analysis cho biết sở dĩ mà lưu trữ đám mây được phổ biến tại những quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ là vì đây là những quốc gia có mạng băng thông rộng phát triển.

Theo Matt Bryson, chuyên gia phân tích của ABR Investments cho biết những con số thống kê cho thấy tốc độ tải xuống của mạng không dây tăng trưởng khoảng 28% mỗi năm, dung lượng lưu trữ của ổ cứng tăng khoảng 25% và số bit lưu trữ trong flash NAND, nền tảng của các ổ SSD cũng tăng khoảng 35 phần trăm mỗi năm.

Người dùng có thể tùy chọn giữa việc mua một ổ cứng gắn trong hoặc sử dụng gói trả phí của dịch vụ lưu trữ trực tuyến và nếu xét về chi phí thì chúng tương đương nhau, ông cho biết thêm.

Thói quen của khách hàng luôn thích bỏ tiền ra để mua một ổ cứng như vậy người tiêu dùng sẽ có quyền sở hữu nó mãi mãi.  Vì thế mà những nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trực tuyến như Google và Microsoft đang cố gắng cải thiện điều này thông qua việc cũng cấp miễn phí dung lượng lưu trữ giới hạn cho nhu cầu cơ bản. Nếu cần mở rộng không gian lưu trữ với nhiều tiện ích nổi bật

John Rydning, chuyên gia mảng thiết bị lưu trữ của IDC cho biết kết quả cuộc khảo sát với các nhà làm phim ở Minnesota, Mỹ cho thấy khoảng 50% người dùng chọn cách sao lưu các đoạn phim lên ổ cứng gắn trong máy tính trong khi số còn lại thích lưu trữ trực tuyến. Việc lưu trữ đám mây cũng đi kèm nguy cơ về bảo mật, nhất là với những tác phẩm có bản quyền.

Tuy nhiên theo chuyên gia phân tích Rob Enderle cho rằng lưu trữ đám mây sẽ là xu hướng của tương lai. Trong lĩnh vực lưu trữ trực tuyến, hiện có nhiều nhà cung cấp đưa ra những gói dịch vụ miễn phí nhằm hấp dẫn người dùng.

Sự lan tỏa của dịch vụ lưu trữ đám mây được kì vọng sẽ là sự thay thế đáng tin cậy cho việc lưu trữ bên trong thiết bị. Hầu hết những nhà sản cuất đều trang bị sẵn bên trong các thiết bị những công cụ hỗ trợ người dùng có thể sử dụng được lưu trữ trực tuyến và thuận tiện cho việc truy cập ở mọi nơi. Nói tóm lại, hiện khó có câu trả lời chính xác về việc liệu ổ cứng và SSD sẽ bị lưu trữ đám mây thay thế trong thời gian tới. Tuy nhiên nếu Chromebook, máy tính bảng và dòng laptop giá rẻ thành công thì rõ ràng điều này vẫn có thể xảy ra.
 

Server (máy chủ) trong doanh nghiệp quan trọng như thế nào ?


Việc sở hữu một  máy chủ riêng giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc quản lý và xử lý thông tin, không phụ thuộc vào bên cung cấp thứ 3. Quan trọng hơn là khả năng quản lý thông tin tối ưu, tránh được nguy cơ mất cắp dữ liệu, hạn chế được các cuộc tấn công qua mạng, virut backdoor... 

Nhưng không nhiều doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng thực sự của máy chủ. Hiện nay để tiết kiệm, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang sử dụng máy tính để bàn thông thường trong các hoạt động. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển với nhiều nhân viên hơn, chuỗi cung ứng trở nên phức tạp hơn, doanh nghiệp cần kiểm soát các dữ liệu và lưu trữ để các hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, hệ thống máy tính để bàn bắt đầu bộc lộ các yếu điểm và không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hầu hết các ứng dụng trong doanh nghiệp hiện nay thường được viết để có thể chạy trong hệ thống có kết nối mạng. Tuy nhiên, một máy tính bình thường khó có khả năng và sức mạnh để xử lý khối lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn. Vì vậy, một máy chủ có tính ổn định và tốc độ xử lý cao sẽ mang lại thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

Tên miền (Domain) miễn phí (Free) tốt nhất hiện nay

Khi bạn tìm kiếm cụm từ khóa đăng ký tên miền miễn phí trên mạng thông qua các công cụ tìm kiếm như google, yahoo, bing.... Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều trang cung cấp dịch vụ này. Sau đây là những dịch vụ cung cấp tên miền miễn phí tốt mà chúng tôi tổng hợp lại.


Đăng ký tên miền miễn phí CO.CC - Free Domain name registration + Free DNS service. Tên miền miễn phí có DNS tốt nhất hiện nay (hoạt động giống tên miền .com nhưng free)

Dot .TK - Free Domain name registration -  Tên miền miễn phí đẹp nhất , ngắn gọn nhất, hot nhất hiện nay nhanh tay đăng ký để được tên miền đẹp ưng ý.

UNONIC.com - Tên miiễn miễn phí .tf , Available Domains - .net.tf, .eu.tf, .us.tf, .int.tf, .ca.tf, .de.tf, .at.tf, .ch.tf, .edu.tf, .ru.tf, .pl.tf, .cz.tf, .bg.tf, .sg.tf

freedomain.co.nr - Tên miền miễn phí .co.nr

cydots.com - Tên miền miễn phí net.ms .us.ms .info.ms au.ma shop.ms com.au.ms de.ms fr.ms cn.ms hk.ms br.m

TiPDOTS.COM - Tên miền miễn phí us.tp, uk.tp, co.uk.tp, ca.tp, au.tp, com.au.tp, fr.tp, cn.tp, jp.tp, kr.tp, ru.tp, pl.tp, eu.tp, it.tp, nl.tp, dk.tp, no.tp, se.tp, es.tp, pt.tp, mx.tp, ar.tp, br.tp, de.tp, at.tp, co.at.tp, ch.tp

Active.ws - Đăng ký ten miền miễn phí .active.ws .here.ws .ouch.ws .true.ws  .visit.ws .better.ws 
.premium.ws  .official.ws .321.cn .4x2.net  .such.info .neat.name .mypiece.com

Ch.nic.vu - Đăng ký ten miền miễn phí .ch.vu

EuropNIC.com - Đăng ký ten miền miễn phí de.gg, at.gg, ch.gg, fr.gg

JOYNIC - Tên miền miễn phí us.tt, uk.tt, ca.tt, eu.tt, es.tt, fr.tt, it.tt, se.tt, dk.tt, be.tt, de.tt, at.tt, au.tt, co.uk.tt, com.au.tt, nl.tt, co.at.tt, ch.tt

Nic.Biz.ly   - Tên miền miễn phí nic.biz.ly

EU.org - Tên miền miễn phí asso.eu.org, edu.eu.org, int.eu.org, net.eu.org, eu.org, at.eu.org, be.eu.org, dk.eu.org, es.eu.org, fi.eu.org, fr.eu.org, gr.eu.org, hu.eu.org, ie.eu.org, in.eu.org, it.eu.org, lu.eu.org, nl.eu.org, pt.eu.org, se.eu.org, uk.eu.org, al.eu.org, bg.eu.org, ch.eu.org, cy.eu.org, lt.eu.org, lv.eu.org, mt.eu.org, no.eu.org, pl.eu.org, ro.eu.org, ru.eu.org, si.eu.org, sk.eu.org, au.eu.org, ca.eu.org, cd.eu.org, cn.eu.org, il.eu.org, jp.eu.org, kr.eu.org, my.eu.org, ng.eu.org, nz.eu.org, us.eu.or

shortURL.com  - Tên miền miễn phí  .2ya.com .vze.com .mirrorz.com .filetap.com .alturl.com 
.funurl.com .dealtap.com .bigbig.com .ebored.com .hereweb.com .hitart.com .1sta.com .24ex.com 
.echoz.com .2truth.com .2fortune.com .2hell.com .2tunes.com .2savvy.com .2fear.com .2freedom.com .antiblog.com

Các loại máy chủ thông dụng hiện nay


Máy chủ ứng dụng

Nó còn được gọi là APPSERVER. Là một chương trình mà điều khiển tất cả các hoạt động ứng dụng giữa những người sử dụng và các ứng dụng tầng cuối của một tổ chức doanh nghiệp hoặc là các cơ sở dữ liệu. Các dịch vụ ứng dụng điển hình được sử dụng điển hình cho các ứng dụng liên hợp giao dịch cơ bản. Để hỗ trợ yêu cầu cao, một dịch vụ ứng dụng phải có sự dư thừa bên trong, điều khiển cho khả năng xuất hiện cao, trình diễn mức độ cao, phân bố các dịch vụ ứng dụng và hỗ trợ liên kết truy cập cơ sở dữ liệu.

Máy chủ in

Dịch vụ in được cài đặt trên một mạng để định tuyến các yêu cầu in từ các máy tính trạm của mạng đó. Các máy chủ điều khiển in tập tin yêu cầu và gửi tập tin đó tới máy in được yêu cầu - Một dịch vụ in cho phép nhiều nguời cùng sử dụng một máy in trên mạng.

Máy chủ cơ sở dữ liệu

Một dịch vụ cơ sở dữ liệu là một ứng dụng cơ bản trên mô hình kiến trúc máy chủ / máy trạm. Ứng dụng được chia làm hai phần. một phần chạy trên một máy trạm (nơi mà người sử dụng tích luỹ và hiển thị thông tin cơ sở dữ liệu) và phần còn lại chạy trên máy chủ, nơi có nghĩa vụ như là kết nối dữ liệu và lưu trữ - được thực hiện.

Máy chủ thư điện tử

Hầu hết các dịch vụ web và mail chuyển và lưu trữ mail trên mạng tổng và đưa qua internet. Ngày nay hầu hết mọi người nghĩ rằng dịch vụ mail là thuật ngữ viết tắt của internet. Tuy nhiên các dịch vụ mail được phát triển trước tiên trên trên nền chung của mạng internet.( LANs và WANs).


Máy chủ Web.

Ở phần lõi của nó, một dịch vụ web phục vụ nội dung tĩnh cho một trình duyệt bằng cách tải một tập tin từ đĩa và chuyển nó lên mạng, tới một người sử dụng trình duyệt web. Sự trao đổi hoàn toàn này được thực hiện gián tiếp thuông qua một trình duyệt và một máy chủ kết nối tới một thiết bị khác sử dụng HTTP. Bất kỳ máy tính nào cũng có thể vào trong một dịch vụ web bằng cách cài đặt phần mềm dịch vụ và kết nối internet. Trên mạng có rất nhiều các phần mềm ứng dụng dịch vụ web, bao gồm các phầm mềm cung cấp tên miền từ NCSA và Apache, và các phần mềm thương mại của Microsoft, Netscape và của nhiều hãng khác.

Máy chủ FTP

Một dịch vụ FTP là một phần mềm ứng dụng chạy giao thức truyền dẫn file, giao thức này trao đổi các tập tin qua mạng internet. FTP làm việc tương tự như cách mà HTTP làm, truyền các trang web từ một máy chủ tới một người sử dụng trình duyệt, và SMTP dùng cho việc gửi các thư điện tử qua mạng internet. Cũng giống như các công nghệ này, FTP sửu dụng giao thức TCP/IP của internet để có thể truyền dữ liệu. FTP được sử dụng rộng rãi để tải về một tập tin từ một máy chủ sử dụng internet hoặc ngược lại (chẳng hạn tải một trang web lên máy chủ).

Máy chủ Proxy

Đó là một máy chủ đứng giữa một ứng dụng, như là một trình duyệt web, và một máy chủ thực sự. Nó ngăn chặn tất cả các yêu cầu tới máy chủ thật nếu nó có khả năng trả lời đầy đủ các yêu cầu, nếu không nó sẽ chuyển các yêu cầu tới máy chủ thật. Các máy chủ uỷ nhiệm có hai mục đích chính: Có thể tăng linh động cho các hoạt động của các nhóm người sử dụng, là vì nó lưu trữ kết quả của tất cả các yêu cầu cho một lượng thời gian nào đó. Các máy chủ uỷ nhiệm cũng yêu cầu lọc để khoá hoặc là không cho phép một kết nối đặc biệt nào đó yêu cầu ra hoặc vào máy chủ.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Các thông số cần biết khi chọn mua VPS

Khi mua VPS bất kỳ ở đâu thì bạn đều được chọn các thông số như sau và giá cả của VPS sẽ phụ thuộc vào thông số đó. Các thông số này đều là của nghành kỹ thuật máy tính nên bạn có thể dễ dàng hiểu vì chắc dân IT đều biết cả bởi vì bản thân server cũng là một máy tính, chỉ có điều nó trâu hơn.
 

RAM
Trong máy tính thì RAM là loại bộ nhớ chính, nếu VPS bạn càng nhiều RAM thì khả năng truy xuất dữ liệu càng tốt bởi vì khi dùng VPS, bạn sẽ cần RAM để nó xử lý các vấn đề như xử lý các đoạn mã PHP với phần mềm PHP, xử lý truy vấn nhập xuất của database với MySQL, các ứng dụng nhỏ đi kèm, hỗ trợ đọc ghi dữ liệu,…nên thông số này rất quan trọng.

Hiện nay đa phần các dịch vụ VPS sẽ cho phép bạn chọn mức RAM từ 512MB đến 16GB (nếu bạn thấy VPS nào nhiều hơn 16GB RAM thì đó chính là Cloud VPS) và tùy theo lượng truy cập vào website của bạn cũng như cách tối ưu VPS thì bạn sẽ cần nhiều RAM hay ít.

Đối với nhu cầu sử dụng WordPress, bạn cần ít nhất 1GB RAM thì mới có thể sử dụng thoải mái được, vài trường hợp nếu bạn đã rành VPS thì có thể dùng loại 512MB và tối ưu cho nó thì có thể chạy tốt với lượng truy cập khoảng 5000/ngày và 100 user online cùng lúc.
 
SWAP

Mặc dù hầu như bạn không dùng đến tài nguyên của SWAP nhưng mình cũng xin giải thích nếu bạn có thắc mắc.

SWAP bạn hiểu nôm nà là một bộ nhớ ảo để lưu lại các hành động xử lý cũ nếu như bộ nhớ RAM của bạn bị đầy (overload), bản thân SWAP là một không gian lưu trữ trên ổ cứng chứ không phải là một bộ nhớ độc lập.

Nhưng không phải VPS nào cũng có hỗ trợ bộ nhớ SWAP mà chỉ có các Xen VPS mới hỗ trợ SWAP. Xem thêm ở dưới để hiểu Xen VPS là gì.
 
Disk

Disk hay còn hiểu đơn giản là ổ đĩa cứng (ổ cứng), không gian lưu trữ này sẽ được sử dụng để lưu các file cài đặt của hệ điều hành và các file của mã nguồn website bạn lưu trên đó.

Ổ đĩa hiện nay được chia làm 2 loại:

HDD (Hard Disk Drive): Là loại ổ đĩa thông dụng nhất mà bấy lâu nay bạn sử dụng trên máy tính đó.
SSD (Solid State Drive): SSD hoặc bạn cũng có thể nghe dịch ra tiếng Việt là ổ cứng bán dẫn, là một loại ổ cứng để lưu trữ dữ liệu nhưng nó sẽ có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn loại HDD lên tới 300 lần, cái này mình không phải lấy từ các lý thuyết mà mình đã tiến hành test thử, ổ HDD có tốc độ truy xuất chỉ khoảng 80mb/s nhưng SSD thì có tốc độ lên tới hơn 400mb/s.
Thường thì VPS loại ổ cứng SSD sẽ có giá đắt hơn loại ổ HDD.
 
CPU Core

CPU Core nghĩa là lõi xử lý của CPU. Một Dedicated Server có số lượng core nhất định và nó sẽ được chia cho các VPS. Thường thì số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt.

Ở các gói VPS, trung bình bạn sẽ được chọn từ loại 1 core đến 3 cores.
 
Bandwidth/Transfer

Hai từ này đều có cùng một nghĩa là băng thông. Băng thông là gì thì khi mua host chắc bạn đã biết rồi nhưng mình cũng xin nói lại rằng, băng thông nghĩa là lưu lượng mà bạn được phép truyền tải dữ liệu đi.

Chẳng hạn bạn có 1 file có dung lượng 1GB trên VPS thì cứ 1 người tải bạn sẽ mất 1GB băng thông, tương tự với các loại file khác như hình ảnh, CSS, JS,….


IP

IP (Internet Protocol) nếu giải thích ra cặn kẽ khái niệm thì dài quá. Ở đây mình xin tóm gọn là số lượng địa chỉ IP mà bạn họ sẽ cấp cho bạn. Các dãy địa chỉ IP sẽ được nhà cung cấp chọn ngẫu nhiên cho bạn.

Thường thì nếu bạn chọn mua thêm nhiều IP khác nhau thì các dãy IP đó sẽ có chung một class A và B. Ví dụ: 192.168.1.1/192.168.1.2/192.168.1.3.

Đó là 6 thông số cơ bản mà bạn cần biết khi mua VPS, trong đó thông số về SWAP có thể vài nhà cung cấp sẽ không hiển thị ra bên ngoài bảng giá, và có IP bạn sẽ được chọn số lượng cần mua tại trang đặt hàng. 

cPanel, DirectAdmin hay Parallels Plesk?

Mặc dù cả 3 cái này sẽ không thật sự cần thiết cho bạn nếu sử dụng VPS cho mục đích cá nhân nhưng mình vẫn sẽ giải thích rõ để bạn có gặp thì biết mình nên chọn cái gì.

Cả 3 cái này là một Webserver Control Panel dành cho VPS hoặc Dedicated Server. Chức năng chính của nó là hỗ trợ bạn cấu hình webserver, tạo ra các gói host nhỏ hoặc thậm chí có thể phục vụ cho bạn việc bán host.

Cả 3 Webserver Control Panel ở trên đều là loại trả phí và nếu bạn chọn nó khi thuê VPS thì bạn sẽ phải trả thêm phí, giá dao động từ $8 đến $15 mỗi tháng. nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều loại miễn phí nhưng thiết nghĩ bạn chưa cần biết đến nó vội, bạn chỉ cần nắm được Webserver Control Panel là cái gì thôi.

Hướng dẫn kiểm tra cấu hình của VPS (máy chủ ảo)

Trong bài viết này, Mình xin hướng dẫn các bạn kiểm tra một số thông tin phần cứng trên hệ thống sử dụng hệ điều hành unix nói chung.

1. Tìm thông tin CPU: cat /proc/cpuinfo


Số lượng processor được ghi thứ tự bắt đầu từ 0

2. Thông tin Memory và Swap: cat /proc/meminfo


Cách kiểm tra thông số phần cứng của VPS (Máy chủ ảo)


1. Kiểm tra lượng CPU:

Sử dụng lệnh: cat /proc/cpuinfo
Dòng "processor" sẽ cho biết lượng nhân (core) bạn có, nhân thứ nhất bắt đầu từ con số 0. Như vậy nếu bạn được cấp 1 nhân thì bạn sẽ thấy 1 lần xuất hiện bảng tin CPU và dòng processor có số là 0, nếu bạn được cấp 2 nhân thì bạn sẽ nhìn thấy 2 lần xuất hiện bản tin CPU, lần thứ nhất dòng processor là 0, lần thứ 2 dòng processor là 1.
Dòng "model name" sẽ cho biết CPU bạn đang sử dụng.
Dòng "cpu MHz" sẽ cho biết lượng Mhz trên core đó.

2. Kiểm tra lượng RAM

Sử dụng lệnh: free -m
Cột "Total" sẽ cho bạn biết tổng lượng RAM bạn có (bao gồm cả phần RAM phụ), VD nếu bạn sử dụng gói 512MB RAM thực và Burst lên 768MB thì bạn sẽ thấy lượng RAM tổng là 768
Cột used sẽ cho biết lượng RAM bạn đã sử dụng và cột free cho biết lượng RAM còn lại.
VPS đang hoạt động tốt là mức RAM tiêu hao đạt từ 1/2 đến 2/3 lượng RAM thực. Nếu lượng RAM bị sử dụng trên 3/4 và có thể đạt mức hết RAM, chúng tôi khuyến cáo trường hợp này bạn cũng nên nâng cấp gói VPS vì RAM quyết định khả năng duy trì hoạt động, nếu lượng RAM bị hết sẽ gây ra tình trạng overload VPS.

Các thuật toán tính giá trị của một tên miền (Domain)

(Domain Name) Định giá domain là một nghệ thuật nhưng không có nghĩa là nó không có phương pháp. Hôm nay, tôi xin giới thiệu phương pháp định giá domain theo phương pháp DCV. Một phương pháp vừa khoa học vừa nghệ thuật để có thể ước lượng bất kỳ 1 domain nào.
 

A. Chi phí so sánh hoặc chi phí thay thế:

Đầu tiên, bạn cần tìm 3 domain đã được thị trường định giá tương đương với domain của bạn. Có nghĩa là bạn lấy giá của 3 domain mà bạn cho rằng có thể thay thế tương đương domain của bạn. Việc tìm domain tương đương sẽ dựa vào các yếu tố gần hoặc bằng với domain của bạn:

Traffic
Revenue
Độ dài
Sự gia hạn
Tuổi domain
Đuôi mở rộng (.com, .com.vn...)
Lĩnh vực
Tính ý nghĩa của domain
Domain đã được phát triển hay chưa.
Ví dụ, bạn có domain 3 ký tự LLL.com.

Sau khi so sánh các yếu tố trên, các domain tương đương bao gồm:

Logo.com $500,000
Files.com $725,000
Zero.com $330,000

Như vậy chi phí thay thế = ($500,000 + $725,000 + $330,000)/3 = 520.000 USD
Sau khi đã có 3 domain theo bạn là tương đương, bạn áp dụng theo công thức sau:

B. Công thức tính giá trị của bản thân domain

Áp dụng công thức

a + b = c

b x d = e

c + e = f

e ÷ g = h

Với:

a = Chi phí thay thế

b = Số tiền mà domain kiếm được trong 1 năm

c = Tổng giá trị thay thế

d = Bội số mặc định là 3

e = b nhân cho d

f = c nhân cho e

g = Hệ số rủi ro (Định vị từ 2-5)

h = Giá trị của của bản thân domain ($)

Từ ví dụ trên và áp dụng công thức trên, với hệ số rủi ro cho là mức 2 (do cảm nhận giữa cung và cầu thị trường), giá trị bản thân domain được tính như sau:

$520,000 + $2400 = $522,400
$2400 x 3 = $7200
$522,400 + $7200 = $529,600

$529,600/2 = 264.800 USD --> Giá trị bản thân của domain LLL.com

C. Giá trị tiếp thị của domain

Áp dụng công thức:

a x b = c

c x d = e

e x f = g

Với

a = Số lượt khách truy cập trong 30 ngày

b = CPC trung bình 1 tháng

c = a nhân b

d = Bội số Marketing, bạn lựa chọn giữ 12,24,36,48 tùy thuộc vào nhận định tính chất marketing mà domain đem lại.

e = c nhân d

f = Tỉ lệ hoán chuyển (mặc định là 0.10)

g = Giá trị tiếp thị của domain ($)

Từ ví dụ trên,domain LLL.com có 3000 lượt khách truy cập trong 30 ngày, 1 ngày kiếm được trung bình 1.03 USD với nhận định tính chất tiếp thị của domain ở mức 3 (36) nên giá trị tiếp thị của domain LLL.com như sau:

3,000 x $1.03 = $3,090

$3,090 x 36 = $111,240

$111,240 x 0.10 = $11,124--> Giá trị tiếp thị của domain LLL.com

D. Giá trị sổ sách và giá thị trường của domain

Áp dụng công thức:

a + b = c

c x d = e

Với:

a = Giá trị bản thân domain

b = Giá trị Marketing của domain

c = Giá trị sổ sách ($)

d = Bội số sự chấp nhận của thị trường (Bạn có thể chọn từ 2-8 tùy thuộc vào khả năng chấp nhận của thị trường)

e = Giá trị domain có thể được thị trường đón nhận ($)
Sample Val

Theo ví dụ trên, giá trị sổ sách của domain LLL.com là:

$264,800 + $11,124 = $275,924 --> Giá trị sổ sách của domain LLL.com

Giá trị thị trường có thể chấp nhận (nhận định ở mức 4):

$275,924 x 4 = $1,103,696 --> Giá trị thị trường của domain LLL.com

Theo cách tính toán trên, vẫn có sự khác biệt nhất là nhận định hệ số rủi ro và hệ số thị trường chấp nhận. Thông thường người ta mặc định hệ số rủi ro là 2 và hệ số thị trường chấp nhận là 4, tuy nhiên, dựa vào cơ sở nào để tính là hoàn toàn do sự phân tích thị trường và cảm nhận về quan hệ cung cầu khi chào giá.

Dù vẫn còn một chút khác biệt trong cách định giá do cảm nhận của mỗi người khác nhau về thị trường, tuy nhiên, đây hiện được xem là công thức thích hợp nhất để định giá domain.

Bạn thử định giá domain của mình được giá trị bao nhiêu?