Hiển thị các bài đăng có nhãn domain. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn domain. Hiển thị tất cả bài đăng

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

5 Tiêu chí để chọn tên miền

Tên miền, địa chỉ ngôi nhà website trên Internet, là một phần không thể xem nhẹ. Thông thường không có quyền tự đặt địa chỉ cho mình. Nhưng trên Internet, bạn có cơ hội tự "sáng tạo" cho mình một hoặc vài địa chỉ.

Cách đây vài năm, tiêu chí số một của tìm một tên miền để đăng ký là càng ngắn càng tốt. Nhưng với sự bùng nổ của các công ty .COM, tên miền có ít hơn 6 ký tự hầu như đã được đăng ký hết. Một số tiêu chí có thể tham khảo như sau:

1. Càng dễ đọc càng tốt: Địa chỉ thà dài dòng mà dễ đọc còn hơn ngắn mà phải uống lưỡi mấy lần mới phát âm chính xác. có nghĩ thế không ?

2. Không có nghĩa xấu khi được đọc bằng ngôn ngữ khác: Khi phải chọn tên miền bằng tiếng Việt không dấu, hãy chắc chắn rằng "cụm ký tự" đó không có nghĩa xấu trong các thứ tiếng khác.

3. Khó gây nhầm lẫn / khó viết sai: Nếu tên miền là kết hợp của 2 hoặc 3 từ, hãy cố gắng chọn những tên không thể bị đọc nối thành nghĩa khác / vô nghĩa.

4. Phù hợp với bạn: Nghĩa là liên quan đến lĩnh vực thông tin / sản phẩm mà website cung cấp hoặc là tên thương hiệu của sản phẩm / công ty.

5. Đừng giống với những tên miền sẵn có: Chắc chắn là không muốn địa chỉ nhà mình lại gần giống với một nhà nào khác rồi. Trừ khi mục đích là "ăn theo" một thương hiệu nổi tiếng nào đó.

Tên miền (Domain) miễn phí (Free) tốt nhất hiện nay

Khi bạn tìm kiếm cụm từ khóa đăng ký tên miền miễn phí trên mạng thông qua các công cụ tìm kiếm như google, yahoo, bing.... Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều trang cung cấp dịch vụ này. Sau đây là những dịch vụ cung cấp tên miền miễn phí tốt mà chúng tôi tổng hợp lại.


Đăng ký tên miền miễn phí CO.CC - Free Domain name registration + Free DNS service. Tên miền miễn phí có DNS tốt nhất hiện nay (hoạt động giống tên miền .com nhưng free)

Dot .TK - Free Domain name registration -  Tên miền miễn phí đẹp nhất , ngắn gọn nhất, hot nhất hiện nay nhanh tay đăng ký để được tên miền đẹp ưng ý.

UNONIC.com - Tên miiễn miễn phí .tf , Available Domains - .net.tf, .eu.tf, .us.tf, .int.tf, .ca.tf, .de.tf, .at.tf, .ch.tf, .edu.tf, .ru.tf, .pl.tf, .cz.tf, .bg.tf, .sg.tf

freedomain.co.nr - Tên miền miễn phí .co.nr

cydots.com - Tên miền miễn phí net.ms .us.ms .info.ms au.ma shop.ms com.au.ms de.ms fr.ms cn.ms hk.ms br.m

TiPDOTS.COM - Tên miền miễn phí us.tp, uk.tp, co.uk.tp, ca.tp, au.tp, com.au.tp, fr.tp, cn.tp, jp.tp, kr.tp, ru.tp, pl.tp, eu.tp, it.tp, nl.tp, dk.tp, no.tp, se.tp, es.tp, pt.tp, mx.tp, ar.tp, br.tp, de.tp, at.tp, co.at.tp, ch.tp

Active.ws - Đăng ký ten miền miễn phí .active.ws .here.ws .ouch.ws .true.ws  .visit.ws .better.ws 
.premium.ws  .official.ws .321.cn .4x2.net  .such.info .neat.name .mypiece.com

Ch.nic.vu - Đăng ký ten miền miễn phí .ch.vu

EuropNIC.com - Đăng ký ten miền miễn phí de.gg, at.gg, ch.gg, fr.gg

JOYNIC - Tên miền miễn phí us.tt, uk.tt, ca.tt, eu.tt, es.tt, fr.tt, it.tt, se.tt, dk.tt, be.tt, de.tt, at.tt, au.tt, co.uk.tt, com.au.tt, nl.tt, co.at.tt, ch.tt

Nic.Biz.ly   - Tên miền miễn phí nic.biz.ly

EU.org - Tên miền miễn phí asso.eu.org, edu.eu.org, int.eu.org, net.eu.org, eu.org, at.eu.org, be.eu.org, dk.eu.org, es.eu.org, fi.eu.org, fr.eu.org, gr.eu.org, hu.eu.org, ie.eu.org, in.eu.org, it.eu.org, lu.eu.org, nl.eu.org, pt.eu.org, se.eu.org, uk.eu.org, al.eu.org, bg.eu.org, ch.eu.org, cy.eu.org, lt.eu.org, lv.eu.org, mt.eu.org, no.eu.org, pl.eu.org, ro.eu.org, ru.eu.org, si.eu.org, sk.eu.org, au.eu.org, ca.eu.org, cd.eu.org, cn.eu.org, il.eu.org, jp.eu.org, kr.eu.org, my.eu.org, ng.eu.org, nz.eu.org, us.eu.or

shortURL.com  - Tên miền miễn phí  .2ya.com .vze.com .mirrorz.com .filetap.com .alturl.com 
.funurl.com .dealtap.com .bigbig.com .ebored.com .hereweb.com .hitart.com .1sta.com .24ex.com 
.echoz.com .2truth.com .2fortune.com .2hell.com .2tunes.com .2savvy.com .2fear.com .2freedom.com .antiblog.com

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Các thuật toán tính giá trị của một tên miền (Domain)

(Domain Name) Định giá domain là một nghệ thuật nhưng không có nghĩa là nó không có phương pháp. Hôm nay, tôi xin giới thiệu phương pháp định giá domain theo phương pháp DCV. Một phương pháp vừa khoa học vừa nghệ thuật để có thể ước lượng bất kỳ 1 domain nào.
 

A. Chi phí so sánh hoặc chi phí thay thế:

Đầu tiên, bạn cần tìm 3 domain đã được thị trường định giá tương đương với domain của bạn. Có nghĩa là bạn lấy giá của 3 domain mà bạn cho rằng có thể thay thế tương đương domain của bạn. Việc tìm domain tương đương sẽ dựa vào các yếu tố gần hoặc bằng với domain của bạn:

Traffic
Revenue
Độ dài
Sự gia hạn
Tuổi domain
Đuôi mở rộng (.com, .com.vn...)
Lĩnh vực
Tính ý nghĩa của domain
Domain đã được phát triển hay chưa.
Ví dụ, bạn có domain 3 ký tự LLL.com.

Sau khi so sánh các yếu tố trên, các domain tương đương bao gồm:

Logo.com $500,000
Files.com $725,000
Zero.com $330,000

Như vậy chi phí thay thế = ($500,000 + $725,000 + $330,000)/3 = 520.000 USD
Sau khi đã có 3 domain theo bạn là tương đương, bạn áp dụng theo công thức sau:

B. Công thức tính giá trị của bản thân domain

Áp dụng công thức

a + b = c

b x d = e

c + e = f

e ÷ g = h

Với:

a = Chi phí thay thế

b = Số tiền mà domain kiếm được trong 1 năm

c = Tổng giá trị thay thế

d = Bội số mặc định là 3

e = b nhân cho d

f = c nhân cho e

g = Hệ số rủi ro (Định vị từ 2-5)

h = Giá trị của của bản thân domain ($)

Từ ví dụ trên và áp dụng công thức trên, với hệ số rủi ro cho là mức 2 (do cảm nhận giữa cung và cầu thị trường), giá trị bản thân domain được tính như sau:

$520,000 + $2400 = $522,400
$2400 x 3 = $7200
$522,400 + $7200 = $529,600

$529,600/2 = 264.800 USD --> Giá trị bản thân của domain LLL.com

C. Giá trị tiếp thị của domain

Áp dụng công thức:

a x b = c

c x d = e

e x f = g

Với

a = Số lượt khách truy cập trong 30 ngày

b = CPC trung bình 1 tháng

c = a nhân b

d = Bội số Marketing, bạn lựa chọn giữ 12,24,36,48 tùy thuộc vào nhận định tính chất marketing mà domain đem lại.

e = c nhân d

f = Tỉ lệ hoán chuyển (mặc định là 0.10)

g = Giá trị tiếp thị của domain ($)

Từ ví dụ trên,domain LLL.com có 3000 lượt khách truy cập trong 30 ngày, 1 ngày kiếm được trung bình 1.03 USD với nhận định tính chất tiếp thị của domain ở mức 3 (36) nên giá trị tiếp thị của domain LLL.com như sau:

3,000 x $1.03 = $3,090

$3,090 x 36 = $111,240

$111,240 x 0.10 = $11,124--> Giá trị tiếp thị của domain LLL.com

D. Giá trị sổ sách và giá thị trường của domain

Áp dụng công thức:

a + b = c

c x d = e

Với:

a = Giá trị bản thân domain

b = Giá trị Marketing của domain

c = Giá trị sổ sách ($)

d = Bội số sự chấp nhận của thị trường (Bạn có thể chọn từ 2-8 tùy thuộc vào khả năng chấp nhận của thị trường)

e = Giá trị domain có thể được thị trường đón nhận ($)
Sample Val

Theo ví dụ trên, giá trị sổ sách của domain LLL.com là:

$264,800 + $11,124 = $275,924 --> Giá trị sổ sách của domain LLL.com

Giá trị thị trường có thể chấp nhận (nhận định ở mức 4):

$275,924 x 4 = $1,103,696 --> Giá trị thị trường của domain LLL.com

Theo cách tính toán trên, vẫn có sự khác biệt nhất là nhận định hệ số rủi ro và hệ số thị trường chấp nhận. Thông thường người ta mặc định hệ số rủi ro là 2 và hệ số thị trường chấp nhận là 4, tuy nhiên, dựa vào cơ sở nào để tính là hoàn toàn do sự phân tích thị trường và cảm nhận về quan hệ cung cầu khi chào giá.

Dù vẫn còn một chút khác biệt trong cách định giá do cảm nhận của mỗi người khác nhau về thị trường, tuy nhiên, đây hiện được xem là công thức thích hợp nhất để định giá domain.

Bạn thử định giá domain của mình được giá trị bao nhiêu?

Thứ Năm, 7 tháng 5, 2015

Quy định về việc sở hữu và sử dụng tên miền (Domain) tại Việt Nam

1. Nguyên tắc:

Tên miền do tổ chức, cá nhân tự chọn để đăng ký phải đảm bảo không có các cụm từ xâm phạm đến lợi ích quốc gia hoặc không phù hợp với đạo đức xã hội, với thuần phong, mỹ tục của dân tộc; phải thể hiện tính nghiêm túc để tránh sự hiểu nhầm hoặc xuyên tạc do tính đa âm, đa nghĩa hoặc khi không dùng dấu trong tiếng Việt - (điểm 2.2,a) khoản 2 mục II theo Thông tư 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2009 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.


2. Trách nhiệm của chủ thể đăng ký tên miền:
 
Chủ thể đăng ký tên miền phải hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về mục đích sử dụng và tính chính xác của các thông tin cung cấp, đảm bảo việc đăng ký, sử dụng tên miền đúng quy định, không xâm phạm các quyền, lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân khác.

Chủ thể đăng ký sử dụng tên miền chịu trách nhiệm về việc quản lý, duy trì quyền sử dụng tên miền của mình và phải chịu trách nhiệm trong bất kỳ trường hợp vi phạm nào về sử dụng tên miền của mình do quản lý lỏng lẻo gây ra.
 
Chủ thể đăng ký sử dụng tên miền có nghĩa vụ quản lý và theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của tên miền đã đăng ký. Trong mọi trường hợp, tên miền không tiếp tục nộp phí duy trì khi đến hạn đều bị tự động tạm ngừng và thu hồi theo quy định.
 
Chủ thể phải hoàn tất thủ tục bản khai đăng ký tên miền theo quy định của nhà đăng ký P.A Vietnam Ltd. Trong trường hợp nhà đăng ký chưa nhận được bản khai, tên miền sẽ bị tạm cắt quyền sử dụng cho tới khi chủ thể nộp đầy đủ bản khai hoàn chỉnh.

3. Thay đổi thông tin tên miền: Quy định tại điểm 7.2, khoản 7, mục II - Thông tư 09/2008/TT-BTTTT
 
Khi thay đổi tên gọi của các cơ quan, tổ chức hoặc các thông tin dùng để liên hệ như địa chỉ liên hệ, điện thoại, fax, hộp thư điện tử, giấy chứng minh nhân dân thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải thông báo bằng văn bản ngay cho P.A Vietnam Ltd biết để đảm bảo thông tin chính xác. P.A Vietnam Ltd không thể và sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh do bạn không tuân thủ quy định này.


4. Nộp phí đăng ký mới và duy trì:

 Tên miền đăng ký mới phải được nộp đầy đủ lệ phí đăng ký (thu 01 lần duy nhất) và phí duy trì tên miền (thu theo năm, tối thiểu là 01 năm, khuyến khích nộp cho nhiều năm) ngay khi nộp hồ sơ. Khi chưa hoàn tất nộp phí, lệ phí, tên miền sẽ không được đăng ký.
 
Chủ thể đăng ký tên miền phải chủ động theo dõi thông tin về tình trạng hoạt động, thời hạn hiệu lực của các tên miền đã đăng ký, phải chủ động phối hợp hoàn thành thủ tục ký hợp đồng gia hạn tên miền và nộp phí duy trì trước 10 ngày kể từ ngày tên miền hết thời hạn. Phí duy trì tên miền có thể nộp một lần cho nhiều năm hoặc nộp cho từng năm.

 Khi nộp phí duy trì, chủ thể đăng ký tên miền phải cung cấp đầy đủ các thông tin về: Tên của chủ thể đăng ký tên miền, nộp phí cho những tên miền nào, số năm duy trì cho mỗi tên miền và tuân thủ các quy định hướng dẫn thanh toán của chúng tôi nêu tại Cach-thanh-toan P.A Vietnam Ltd không thể và sẽ không chịu trách nhiệm pháp lý và bồi thường đối với bất kỳ tổn thất hoặc thiệt hại nào phát sinh do chủ thể tên miền không tuân thủ quy định thanh toán này.

Khuyến cáo:
 
Khách hàng chịu trách nhiệm thông báo việc sử dụng tên miền không phải là tên miền quốc gia .VN trên website http://thongbaotenmien.vn của Bộ Thông Tin Và Truyền Thông. Theo Điều 23 Luật Công Nghệ Thông Tin Nghị định số 28/2009/NĐ-CP ngày 20/3/2009 Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quản lý, cung cấp, sử dụng dịch vụ Internet và thông tin điện tử trên Internet.
Thông tin 09/2008/TT-BTTTT ngày 24/12/2008 của Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn về quản lý và sử dụng tài nguyên Internet.
Điều 23, luật Công nghệ thông tin số 67/2006/QH 11 ngày 29/6/2009.

Bảo vệ tên miền (Domain) chính là bảo vệ thương hiệu của bạn

Thương hiệu, bạn có cần phải bảo vệ nó không? Tất nhiên là có rồi ! Tên miền bạn sử dụng cho những website thương mại điện tử cũng quan trọng như tên tuổi, thương hiệu của bạn vậy. Sau một thời gian kinh doanh, tên miền sẽ trở thành thứ đầu tiên để người ta nhớ đến và là thứ quan trọng nhất. 


Trong những giai đoạn đầu, bạn có thể sử dụng những chiến lược ngắn hạn như trả tiền để lôi kéo người vào trang web, quảng cáo PPC (pay per click), SEO (search engine optimization), hoặc những phương pháp khác để kiếm được tiền. Tuy nhiên tính đường dài, một doanh nghiệp thương mại điện tử thành công cần phải tự đẻ ra tiền được. Quá phụ thuộc vào việc người ta chủ động tìm kiếm đến bạn, hay cứ phải chi hàng đống tiền cho quảng cáo thì chắc chắn sẽ không giúp doanh nghiệp của bạn tồn tại dài hơi được.

Đăng ký bảo hộ thương hiệu cho tên miền

    Thật ra thì thủ tục đăng ký báo hộ thương hiệu cho tên miền đều có ở mỗi quốc gia trên toàn thế giới, tuy nhiên thì việc đăng ký bảo hộ thương hiệu cho tên miền lại rất đắt đỏ, và cơ bản là mất công. Do vậy nhiều doanh nghiệp dùng cách đơn giản hơn là… đăng ký càng nhiều tên miền càng tốt.

    Hãy tưởng tượng như này, Amazon.com, họ không mua phủ đầu toàn bộ các tên miền liên quan, thế là có ai đó đăng ký tên miền amazon.xyz. Người này làm nhái lại một website giống hệt Amazon tại địa phương có tên miền cấp cao là .xyz, chất lượng sản phẩm và dịch vụ chắc chắn không bằng Amazon “chính hiệu”, điều đó vô cùng tai hại cho thương hiệu Amazon. Do vậy Amazon phải “phòng cháy hơn chữa cháy” bằng việc đăng ký luôn cả tên miền Amazon.xyz ngay từ đầu, để phòng ngừa hậu họa.

Đăng ký các đuôi tên miền liên quan.

    Như đã nói ở trên, vấn đề với những tên miền chưa đăng ký bảo hộ thương hiệu còn nghiêm trọng hơn. Ví dụ như nếu trang web của bạn là BanTrungVitLonOnline.com, ai đó sẽ lén ăn cắp thương hiệu bằng cách đăng ký tên miền y hệt vậy, chỉ khác đuôi tên miền: BanTrungVitLonOnline.net

     Trong trường hợp tên miền của bạn là tiếng Anh thì lại càng khó để bảo vệ hơn nữa, thậm chí kiện tụng đôi lúc cũng không có tác dụng. Tệ hơn, nếu kẻ lừa đảo bô bô lên rằng: “Chúng tôi không liên quan gì đến trang BanTrungVitLonOnline.com, trang chúng tôi là .Net, và chúng tôi bán trứng vịt lộn ngon nhất thế giới). Thế là toi cơm.

     Để tránh việc bị kéo vào đám mây u ám của việc kiện tụng, nên chịu khó đầu tư một tí và đăng ký vài tên miền cấp cao. Hầu hết các tên miền cấp cao có giá khoảng từ 10-30 đô la một năm. Nhìn thì có vẻ hơi lãng phí đấy, nhưng bạn vẫn có thể sử dụng những tên miền này cho nhiều mục đích khác nhau, dù sao thì ít nhất là bạn có thể yên tâm là mình không bị ăn cắp thương hiệu.

Đăng ký các tên miền gần giống nhau


     Nếu tên miền của ban là BanTrungVitLonOnline.com, vài khách hàng có thể gõ nhầm thành TrungVitLonOnline.com hoặc BanTrungVitOnline.com hay TrungVitOnline.com. Dựa vào việc hiểu những lỗi người dùng hay mắc phải, bạn sẽ biết được những tên miền liên quan mà mình cần đăng ký. Ít nhất là phải có đuôi .COM, còn nếu bạn rủng rỉnh thì cứ mua hết cho yên tâm.

Đừng để tên miền bị hết hạn

Bạn sẽ ngạc nhiên đấy, nếu tôi nói rằng có RẤT nhiều những website thương mại điện tử lớn đôi khi cũng “quên” gia hạn tên miền của họ. Lỗi sơ đẳng không thể chấp nhận này thật ra cũng dễ hiểu. Hầu hết các trang thương mại điện tử lớn đều đăng ký dài hạn cho tên miền. Ví dụ khoảng 10 năm chẳng hạn. Chắc chắn họ đã lên kế hoạch để tiếp tục đóng tiền gia hạn. Tuy nhiên 10 năm là một khoảng thời gian không ngắn, dù cho nhà đăng ký tên miền có gửi email nhắc nhở thì đôi khi người đăng ký không còn sử dụng địa chỉ email cũ nữa. Do vậy hậu quả là tên miền bị hết hạn. Và một khi tên miền được chuyển về trạng thái tự do, sẽ luôn có những đối thủ cạnh tranh chờ chực để cuỗm đi tên miền của bạn.

Hành vi đăng ký tên miền ăn theo sẽ bị xử phạt nếu gây nhầm lẫn, thiệt hại cho chu sở hữu


Theo thông tin tại hội thảo về sở hữu trí tuệ do Phòng Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham) tổ chức hôm 24-4 tại TPHCM, quy định xử lý vi phạm hành chính trên sẽ có hiệu lực thi hành từ ngày 1-7-2013. Theo đó, nghị định thay thế Nghị định 97/2010/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong SHCN dự kiến sẽ sớm được ban hành.

Theo đó, những tên miền xâm phạm quyền SHCN sẽ bị thu hồi sau 10 ngày làm việc kể từ ngày quyết định xử phạt vi phạm hành chính có hiệu lực thi hành, thay vì phải đợi sau một năm như hiện nay.

Xử lý này áp dụng cho hành vi sử dụng tên miền gây nhầm lẫn hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu của nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý tương ứng, hoặc đăng ký tên miền nhưng nhằm mục đích đầu cơ để bán lại kiếm lời hoặc nhằm ngăn cản chủ sở hữu quyền đăng ký tên miền đó.

Theo luật sư của một số công ty luật nước ngoài có mặt tại hội thảo, thời hạn thu hồi tên miền sau một năm là một trong những vướng mắc lớn nhất hiện nay liên quan đến xử lý tên miền xâm phạm quyền SHCN.

Ngoài ra, việc xử lý vi phạm trên hiện cũng gặp khó khăn trong trường hợp không xác định được cá nhân/tổ chức đăng ký sở hữu tên miền. Chẳng hạn, theo một quan chức của Bộ Khoa học và Công nghệ không muốn nêu tên, hiện vụ việc về tên miền Bkav.vn không thuộc công ty an ninh mạng BKAV đã được đưa ra để xử lý, tuy nhiên không xác định được người đăng ký/chiếm giữ tên miền này.

Do đó, theo quan chức này, Bộ Khoa học và Công nghệ cũng tính đến việc xử lý theo hướng, trong trường hợp đặc biệt như trên vẫn có thể tiến hành thu hồi tên miền nếu thấy có vi phạm chứ không nhất thiết phải đi tìm người đăng ký.

Cũng theo vị quan chức này, hiện hành vi vi phạm SHCN liên quan đến tên miền tại Việt Nam đạt ở mức cao. Chẳng hạn, Công ty Herbalife đã đăng ký một loạt tên miền tại Việt Nam, nhưng vẫn có tên miền Herbal-Life.com.vn do người khác đăng ký, gây nhầm lẫn với bốn tên miền Herbalife đã đăng ký.

Starbucks cũng đang gặp vấn đề tại Việt Nam, khi đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam thì Starbucks không phát hiện ra vấn đề gì, nhưng khi đăng ký tên miền thì phát hiện tên miền starbucks.com.vn đã được đăng ký trước đó ba tháng.

Số lượng tên miền (Domain) tăng chóng mặt tại Việt Nam


100.000 là số tên miền quốc gia Việt Nam “.VN” đạt được trên hệ thống máy chủ tên miền quốc gia (DNS) vào ngày 13 tháng 1 năm 2010.
Trước năm 2003, với cách thức quản lý chặt chẽ theo tinh thần Nghị định số 21/21/CP ngày 05/3/1997 của Chính phủ ban hành Quy chế tạm thời về quản lý, thiết lập, sử dụng mạng Internet ở Việt Nam, tên miền quốc gia Việt Nam ".vn" phát triển rất chậm. Đến tháng 6/2003, lượng tên miền “.vn” của Việt Nam mới chỉ đạt khoảng 3000 tên, kém xa với các nước trong khu vực.

Theo ý kiến kết luận chỉ đạo của Thứ trưởng Thường trực Bộ TT&TT Lê Nam Thắng tại Hội nghị triển khai kế hoạch công tác năm 2010 của Trung tâm Internet Việt Nam (VNNIC), việc Việt Nam đạt 100.000 tên miền .vn và khoảng 80.000 tên miền quốc tế đăng ký tại Việt Nam đã thể hiện sự phát triển của Internet Việt Nam. Có được điều này là do VNNIC đã ứng dụng mạnh mẽ công nghệ vào quản lý, cải cách quy trình, thủ tục cấp phát, đăng ký tên miền theo hướng thuận tiện cho người sử dụng, Thứ trưởng nói.

Sau khi Chính phủ ban hành nghị định số 55/2001/NĐ-CP, VNNIC đã có các đề xuất Bộ Bưu chính, Viễn thông, Bộ Thông tin và Truyền thông ban hành những chính sách quản lý sử dụng tài nguyên Internet của Việt Nam phù hợp với từng giai đoạn, vừa đảm bảo mục tiêu quản lý, vừa khuyến khích phát triển. Thay đổi quan điểm quản lý từ cơ chế xin cấp phát trực tiếp sang hình thức chứng nhận đăng ký sử dụng tên miền tại các Nhà đăng ký tên miền ".vn" theo nguyên tắc bình đẳng không phân biệt, tổ chức cá nhân đăng ký trước được quyền sử dụng trước. Số lượng đăng ký tên miền “.vn” đã có sự phát triển mạnh mẽ so với nhiều quốc gia trong khu vực. Tốc độ tăng trưởng bình quân nhiều năm qua là 170%.

Tính đến hết năm 2009, so với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam đã vươn lên vị trí thứ 2 về số lượng tài nguyên tên miền chỉ sau Singapore với khoảng 110.000 tên miền “.sg”. Con số 100.000 tên miền này đặc biệt có ý nghĩa khi VNNIC đang tiến tới kỷ niệm tròn 10 năm thành lập và phát triển.

Tranh chấp tên miền (Domain) được giải quyết như thế nào ?

Tên miền được các tổ chức và cá nhân đăng ký sử dụng nhằm mục đích thông qua đó góp phần quảng bá về tổ chức, sản phẩm, dịch vụ, tiến hành các hoạt động thương mại và phi thương mại trong môi trường Internet toàn cầu. Các tên miền hoạt động trên mạng phải đáp ứng được một số yêu cầu trong đó quan trọng nhất là tính duy nhất của tên miền.


Các tranh chấp liên quan chủ yếu đến việc đăng ký tên miền xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân khác. Dạng tranh chấp này xảy ra trong trường hợp một chủ thể tiến hành đăng ký tên miền và phát hiện thấy tên miền này đã được sử dụng bởi một chủ thể khác. Có hai lý do cho tình trạng này:

- Thứ nhất, trong khi pháp luật của các nước công nhận sự cùng tồn tại của các nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ giống nhau giữa các quốc gia thì hệ thống tên miền trên thế giới cũng như tại mỗi quốc gia chỉ chấp nhận tính duy nhất của một tên miền cụ thể. Do đó, khả năng nhiều chủ thể cùng xin đăng ký một tên miền ở những thời điểm khác nhau là vì tên miền là duy nhất nhưng sự cùng tồn tại của nhiều thương hiệu, nhãn hiệu hàng hoá và dịch vụ lại là điều rất có thể xảy ra.

- Thứ hai, do tính đa dạng và cạnh tranh cao của môi trường thương mại, nhiều chủ thể kinh doanh đã tiến hành đăng ký trước những tên miền mà theo sự tính toán của họ, trong tương lai sẽ có chủ thể đăng ký. Khi có đối tượng cần đăng ký, chủ thể kinh doanh này sẽ bán lại để thu lợi. Hiện tượng này được gọi là “đầu cơ tên miền” (domain name speculation). Có một dạng khác là các chủ thể kinh doanh đăng ký trước tên miền của các đối thủ cạnh tranh trên thương trường của mình nhằm gây khó khăn cho công việc kinh doanh và công tác tiếp thị của họ. Hiện tượng này thường được biết đến với tên gọi “chiếm dụng tên miền” (domain name cybersquatting).

Trước thực trạng trên, Tổ chức quản lý Tên miền và Số hiệu mạng thế giới (ICANN), phối hợp với Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO), đã tiến hành nghiên cứu và ban hành “Chính sách giải quyết tranh chấp tên miền thống nhất” (Uniform Domain-name Dispute-Resolution Policy) - UDRP, chi tiết tham khảo tại http://www.icann.org/udrp/udrp.htm; UDRP được điều chỉnh bằng phương thức hoà giải (Alternative Dispute Resolution – ADR) và trọng tài (Arbitration), dựa trên các quy định về trọng tài thương mại, có tính đến các yếu tố kỹ thuật của tên miền. Mục tiêu của chính sách này là:

- Giải quyết trực tiếp các tranh chấp tên miền tên miền cấp cao dùng chung.
- Tạo nên thông lệ chung về giải quyết các tranh chấp tên miền.

Chính sách này sau khi ra đời năm 1999 đã được đa số các tổ chức quản lý tên miền cấp cao trên thế giới áp dụng và ngày nay đã trở thành một thông lệ được mặc định hiểu là “phải có” đối với tên miền.

Hiện nay, chính sách giải quyết tranh chấp tên miền của các nước hầu hết được xây dựng trên cơ sở UDRP, tại Châu Á có một số Trung tâm quản lý mạng quốc gia đã áp dụng chính sách này như Trung Quốc, Singgapore, Hongkong, ...  để giải quyết tranh chấp tên miền quốc gia tại nước họ.