Sau khi đăng ký một tên miền, xem như đã có một địa chỉ trên Internet. Tuy nhiên, "ngôi nhà website" thực sự nằm ở đâu?
Web hosting là dịch vụ cho thuê chỗ máy chủ Internet để đặt website lên mạng. Nếu tên miền là địa chỉ, website là ngôi nhà thì sử dụng web hosting là "thuê đất" vậy. Khi sử dụng dịch vụ web hosting cho website, cần lưu ý một số chi tiết sau:
1. Máy chủ web đặt ở đâu ?
Phải tính trước đa số người xem website là ở đâu ? Nếu đa số người xem là trong nước thì máy chủ nên nằm trong nước vì nếu máy chủ nằm ở nước ngoài thì tốc độ truy cập sẽ rất hạn chế do độ rộng đường truyền quốc tế của Việt Nam tương đối thấp nên thường xuyên xảy ra tình trạng "thắt cổ chai".
2. Máy chủ có hỗ trợ các tính năng đặc biệt của website ?
Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình, công nghệ nền & loại chương trình quản lý cơ sở dữ liệu khác nhau có thể được dùng để thiết kế website. Dịch vụ web hosting mà sử dụng phải hỗ trợ đúng những cái mà website cần.
Đa số máy chủ thường được cài đặt để hỗ trợ tất cả. Nhưng những máy chủ này thường chạy chậm vì bản thân nó phải lo quản lý rất nhiều thứ mà đôi khi chẳng ai dùng đến.
3. Gói hosting có giới hạn bandwidth (băng thông) không ?
Bandwidth (băng thông) là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng. Giả sử xem 1 trang web thì băng thông tiêu tốn là 1.000KB (bao gồm tất cả hình ảnh trên trang web), 1 lượt xem trung bình 5 trang web thì tiêu tốn 5.000 KB. Nếu băng thông 10GB/tháng thì số lượt truy cập tối đa mà website có thể phục vụ mỗi tháng khoảng 2.000 lượt.
Nên chọn dịch vụ không giới hạn băng thông hoặc băng thông thật lớn (trên 100GB/tháng) để tránh nảy sinh tình trạng website bị khóa lại vì sử dụng vượt hạn mức băng thông.
4. Dịch vụ email thông suốt ?
Khi sử dụng dịch vụ web hosting, sẽ được sử dụng những hộp mail theo tên miền của mình. Nhưng không phải nhà cung cấp dịch vụ nào cũng dám bảo đảm chất luợng dịch vụ email. Email thông suốt 24/24 là một đòi hỏi chính đáng.
5. Bảo mật
Lỗi bảo mật thường thấy nhất ở các nhà cung cấp dịch vụ web hosting là nếu máy chủ đặt website có một tay chuyên dòm ngó thông tin của người khác nằm chung trên đó thì hắn có thể đọc toàn bộ thông tin website, kể cả mã nguồn. Hãy yêu cầu nhà cung cấp chắc chắn là thư mục dữ liệu chỉ có mình được xem hoặc có thể nhờ người có kinh nghiệm kiểm tra giúp.
6. Sao lưu dữ liệu mỗi ngày
Khi website hoạt động, chắc chắn sẽ có sự cố xảy ra, sự cố nặng nề nhất là sẽ mất toàn bộ dữ liệu website. Nhà cung cấp web hosting có chế độ sao lưu mỗi ngày hay không? Nếu có, họ có thể cung cấp cho bản sao lưu của ngày hôm qua, hôm kia hay một ngày nào đó mà yêu cầu. Thiệt hại sẽ hầu như không đáng kể. Thông tin là vô giá!
7. Hoàn tiền trong 30 ngày
Cách đơn giản để chắc chắn hài lòng với một nhà cung cấp web hosting là hãy xem họ có chính sách hoàn tiền trong 30 ngày đầu sử dụng dịch vụ hay không?! Nếu có & không hài lòng với chất lượng gói hosting đó, hãy lấy lại tiền!
1. Máy chủ web đặt ở đâu ?
Phải tính trước đa số người xem website là ở đâu ? Nếu đa số người xem là trong nước thì máy chủ nên nằm trong nước vì nếu máy chủ nằm ở nước ngoài thì tốc độ truy cập sẽ rất hạn chế do độ rộng đường truyền quốc tế của Việt Nam tương đối thấp nên thường xuyên xảy ra tình trạng "thắt cổ chai".
2. Máy chủ có hỗ trợ các tính năng đặc biệt của website ?
Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình, công nghệ nền & loại chương trình quản lý cơ sở dữ liệu khác nhau có thể được dùng để thiết kế website. Dịch vụ web hosting mà sử dụng phải hỗ trợ đúng những cái mà website cần.
Đa số máy chủ thường được cài đặt để hỗ trợ tất cả. Nhưng những máy chủ này thường chạy chậm vì bản thân nó phải lo quản lý rất nhiều thứ mà đôi khi chẳng ai dùng đến.
3. Gói hosting có giới hạn bandwidth (băng thông) không ?
Bandwidth (băng thông) là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng. Giả sử xem 1 trang web thì băng thông tiêu tốn là 1.000KB (bao gồm tất cả hình ảnh trên trang web), 1 lượt xem trung bình 5 trang web thì tiêu tốn 5.000 KB. Nếu băng thông 10GB/tháng thì số lượt truy cập tối đa mà website có thể phục vụ mỗi tháng khoảng 2.000 lượt.
Nên chọn dịch vụ không giới hạn băng thông hoặc băng thông thật lớn (trên 100GB/tháng) để tránh nảy sinh tình trạng website bị khóa lại vì sử dụng vượt hạn mức băng thông.
4. Dịch vụ email thông suốt ?
Khi sử dụng dịch vụ web hosting, sẽ được sử dụng những hộp mail theo tên miền của mình. Nhưng không phải nhà cung cấp dịch vụ nào cũng dám bảo đảm chất luợng dịch vụ email. Email thông suốt 24/24 là một đòi hỏi chính đáng.
5. Bảo mật
Lỗi bảo mật thường thấy nhất ở các nhà cung cấp dịch vụ web hosting là nếu máy chủ đặt website có một tay chuyên dòm ngó thông tin của người khác nằm chung trên đó thì hắn có thể đọc toàn bộ thông tin website, kể cả mã nguồn. Hãy yêu cầu nhà cung cấp chắc chắn là thư mục dữ liệu chỉ có mình được xem hoặc có thể nhờ người có kinh nghiệm kiểm tra giúp.
6. Sao lưu dữ liệu mỗi ngày
Khi website hoạt động, chắc chắn sẽ có sự cố xảy ra, sự cố nặng nề nhất là sẽ mất toàn bộ dữ liệu website. Nhà cung cấp web hosting có chế độ sao lưu mỗi ngày hay không? Nếu có, họ có thể cung cấp cho bản sao lưu của ngày hôm qua, hôm kia hay một ngày nào đó mà yêu cầu. Thiệt hại sẽ hầu như không đáng kể. Thông tin là vô giá!
7. Hoàn tiền trong 30 ngày
Cách đơn giản để chắc chắn hài lòng với một nhà cung cấp web hosting là hãy xem họ có chính sách hoàn tiền trong 30 ngày đầu sử dụng dịch vụ hay không?! Nếu có & không hài lòng với chất lượng gói hosting đó, hãy lấy lại tiền!