Hiển thị các bài đăng có nhãn cloud computing. Hiển thị tất cả bài đăng
Hiển thị các bài đăng có nhãn cloud computing. Hiển thị tất cả bài đăng

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Cài đặt Kloxo như thế nào ?

Kloxo là một chương trình phần mềm nền tảng web để quản trị máy chủ hosting Linux (Control Panel) miễn phí. Nó không có nhiều ưu điểm như cPanel, DirectAdmin. Nhưng nó nhẹ, dễ sử dụng và đặc biệt là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận hệ quản trị miễn phí tiềm ẩn nhiều lỗi sau quá trình đã sử dụng.


 Việc setup Kloxo cũng rất đơn giản, nhanh chóng.

*  Điều kiện để chạy Kloxo


Một máy chủ riêng hoặc máy chủ ảo hoặc server riêng đã được cài đặt hệ điều hành CentOS hay RedHat phiên bản 32bit. Hiện tại Kloxo chưa hỗ trợ các máy chủ nền tảng 64 bit và cài đặt trên hệ điều hành CentOS 6.x.

- Tối thiểu 256MB RAM

- Tối thiểu 2G ổ cứng.

Nếu bạn phân vùng ổ cứng bằng tay (không tự động), lưu ý để cho /tmp một dung lượng lớn. Kloxo sử dụng /tmp để backup và restore. Nếu bạn để thấp, có thể máy chủ của bạn sẽ không hoạt động.

* Cài đặt


- Bước 1: Hãy chắc chắn rằng bạn đã disable SELinux và firewall

# vi /etc/selinux/config

Thay dòng

selinux=enforcing thành selinux=disabled

Kiểm tra lại bằng lệnh:

# /usr/sbin/sestatus 

Tiếp theo

# service iptables stop để disable firewall

Restart lại máy chủ để đảm bảo thay đổi có hiệu lực.

Bước 2: Thực hiện download và cài đặt kloxo


Kloxo sẽ download một file tên là kloxo-install-master.sh từ máy chủ của hệ thống Kloxo. Bạn chỉ cần chạy file này và chờ đợi là sẽ có một hệ thống quản lý hoàn hảo.

Nếu bạn chưa cài mySQL lên máy chủ của mình, các bạn chạy lệnh sau:

# yum install -y wget

# wget http://download.lxcenter.org/download/kloxo/production/kloxo-install-master.sh

# sh ./kloxo-install-master.sh

Trường hợp nếu bạn đã có cài mySQL lên máy chủ thì áp dụng lệnh sau:

# yum install -y wget

# wget http://download.lxcenter.org/download/kloxo/production/kloxo-install-master.sh

# sh ./kloxo-install-master.sh –db-rootpassword=PASSWORD

Bạn có thể đổi dòng PASSWORD thành mật khẩu mySQL của mình

Lưu ý: Sau khi cài đặt xong, bạn có thể truy cập Kloxo qua địa chỉ http://ip-cua-ban:7778 hoặc https://ip-cua-ban:7777 với user và mật khẩu mặc định đều là admin.

Hướng dẫn sử dụng lệnh Find trong HĐH Linux

Lệnh find trong linux được sử dụng để tìm kiếm một file, thư mục, ... hay có thể tùy biến rất nhiều.


Để thực hiện các bạn cần login ssh vào root của máy chủ và thực hiện có thể theo các lệnh sau:

Lệnh trên tìm tất cả các file có tên là “tapchicongnghe” trong toàn bộ hệ thống
find / –name tapchicongnghe\*

Tìm các file trong thư mục /home có owned là user
find /home -user user

Tìm các file trong thư mục /usr kết có tên kết thúc là “info”
find /usr -name *info

Tìm các file trong thư mục /var/spool đã được hiệu chỉnh trong vòng >60 ngày trước
find /var/spool –mtime +60

Tìm các file đã được hiệu chỉnh trong vòng 24h trở lại đây trong thư mục home
find $HOME –mtime 0

Tìm các file có tên “tapchicongnghe” trong thư mục /tmp và xóa chúng đi
find /tmp –name tapchicongnghe –type f –print | xargs /bin/rm –f

Tìm các file được chmod theo thông số nào đó
find . –perm –664

Tìm các file được cho phép đọc bởi tất cẩ mọi người nhưng không cho phép thực thi.
find . –perm –444 ! –perm /111

Tìm hiểu về Hostswap hay hostplug

Các bạn sử dụng máy chủ ít nhiều cũng nghe tới đơn vị cung cấp máy chủ mô tả tới host swap hay host plug. Vậy để hiểu như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu sau đây:

Hostswap hay hostplug (tạm dịch trao đổi nóng) là khả năng tháo gỡ thay thế các thiết bị trong khi hệ thống đang hoạt động. Và thường ám chỉ thay ổ cứng trong máy chủ khi nâng cấp, thay thế mà không cần shutdown.

Nguyên lý hoạt động:
Các máy hỗ trợ hot swap cần phải có khả năng dò tìm và phát hiện có một bộ phận nào đó vừa được gỡ ra. Ngoài ra, tất cả các mối kết nối điện và cơ khí cũng cần phải được thiết kế làm thế nào để không làm tổn hại cho thiết bị cũng như người sử dụng mỗi khi tháo gỡ. Cuối cùng, tất cả các bộ phận khác của hệ thống đó phải được thiết kế để việc tháo gỡ một bộ phận khác không làm ảnh hưởng tới hoạt động của chúng.

Ngày nay, công nghệ phát triển, máy tính được phú cho nhiều chức năng tự động hóa cao hơn, cũng như được đơn giản hóa hơn các tác vụ của chúng. Hai chuẩn bus bên ngoài USB và IEEE 1394, cũng như PCMCIA (chuẩn card dùng cho máy tính xách tay) đều hỗ trợ chức năng hot swap đơn giản. Các hệ điều hành sau này cũng hỗ trợ chức năng tháo gỡ nóng này nên sẽ tự động nhận ra các sự thay đổi thiết bị.

Nhờ đó, người sử dụng có thể dễ dàng di chuyển một thiết bị ngoại vi nào đó từ máy tính này sang máy tính khác, hoặc cho phép một thiết bị bên ngoài đồng bộ hóa dữ liệu với một máy tính trong lúc hệ thống vẫn đang chạy bình thường. Đặc biệt là ở các server, nhờ hot swap nên nhà quản trị mạng có thể dễ dàng tháo gỡ hay gắn các ổ đĩa cứng mà không phải shutdown cả hệ thống.

Giải đáp các thắc mắc về Hosting


1. File Hosting là gì?
Là dịch vụ lưu trữ tập tin trực tuyến,File Hosting là dịch vụ lưu trữ được thiết kế đặc biệt để lưu trữ các nội dung tĩnh, điển hình là các tập tin lớn mà không phải là các trang Web. Thông thường họ cho phép truy cập qua giao thức FPT được tối ưu hóa phục vụ cho nhiều người sử dụng.

2. Image Hosting là gì?

Là dịch vụ cho phép các cá nhân tải lên các hình ảnh đến một trang Web. Các hình ảnh được lưu trữ lên máy chủ, và hiển thị thông tin cho phép những người khác xem các hình ảnh đó.

3. Video Hosting là gì?

Là dịch vụ lưu trữ cho phép các cá nhân để tải lên các Video Clip vào một trang Web. Video máy chủ sau đó sẽ lưu trữ Video trên máy chủ cho phép những người khác xem đoạn Video này. Các trang Web, chủ yếu được sử dụng như là trang Web lưu trữ Video, thường được gọi là trang Web chia sẻ Video.

4. Email Hosting là gì?

Là một dịch vụ thư điện tử đặc biệt khác với các dịch vụ Email miễn phí hỗ trợ Email hay Webmail miễn phí. Doanh nghiệp thường chạy các dịch vụ lưu trữ thư điện tử riêng (Email Hosting) theo tên miền của họ để tăng uy tín và chứng thực các thông điệp mà họ gửi đi. Email Hosting cho phép tùy chỉnh cấu hình và số lượng lớn các tài khoản.

5. Free Web Hosting là gì?

Là một dịch vụ lưu trữ miễn phí, thường được quảng cáo hỗ trợ. Free Web Hosting Service thường sẽ cung cấp một tên miền phụ hoặc một thư mục . Ngược lại, dịch vụ thu phí thường sẽ cung cấp một tên miền cấp thứ hai cùng với các máy chủ. Nhiều máy chủ miễn phí không cho phép sử dụng tên miền riêng.

6. Reseller Hosting là gì?

Là một hình thức lưu trữ của máy chủ Web mà chủ sở hữu tài khoản có khả năng sử dụng tài khỏan của mình để phân bổ lại ổ cứng lưu trữ và băng thông để lưu trữ các trang Web thay mặt cho bên thứ ba. Các đại lý mua một phần không gian trên máy chủ sau đó họ bán cho khách hàng thu lợi nhuận.

7. Shared Hosting là gì?

Là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình. Dịch vụ này là một lựa kinh tế cho nhiều người chia sẻ tổng chi phí bảo trì thuê máy chủ.

8. Web Hosting là gì?

Là một lọai hình lưu trữ trên Internet cho phép các cá nhân, tổ chức truy cập được Webiste của họ thông qua World Wide Web. Web Hosting được cung cấp bởi các công ty gọi là Hosting Provider. Họ cung cấp các không gian khác nhau trên cùng một máy chủ cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu lưu trữ.

Một số câu hỏi liên quan đến tên miền (Domain)


Tại sao bạn cần một tên miền riêng?

Sẽ có vẻ không chuyên nghiệp nếu chúng tôi sử dụng một tên miền miễn phí như SafeShopper.com/vietsol/ hay một tên miền cấp 2 như vietsol.fpt.com. Liệu bạn có thể tin tưởng ký kết hợp đồng với chúng tôi nếu chúng tôi không có đủ tiền để mua một tên miền riêng?
Khi bạn đã có một tên miền riêng đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng rất nhiều địa chỉ email trên tên miền của bạn một cách rất chuyên nghiệp. Khách hàng của bạn luôn tin tưởng một địa chỉ email theo chức năng của một công ty như sales@tencongty.com, orders@tencongty.com hay info@tencongty.com hơn là một địa chỉ email tencongty@yahoo.com.
Bây giờ bạn đã đồng ý là mình cần có một tên miền riêng hay chưa?

Làm thế nào để tìm được một tên miền hoàn hảo cho công việc kinh doanh của bạn ?

Trước hết hãy dùng tên công ty hay thương hiệu của bạn. Nhưng hơn 80% khả năng sẽ không còn tên miền đó vì có rất nhiều công ty có tên trùng nhau. Hơn nữa, có nhiều đối thủ sừng sỏ đang tìm cách đăng ký tên miền của bạn. Để làm gì? Để hạn chế cạnh tranh khi họ khai thác khách hàng trên Internet.
Nếu không còn tên thương hiệu của bạn thì cũng không sao. Hãy nghĩ tới tên sản phẩm, thêm bớt một số từ ghép... Nhưng cách nhanh nhất là hãy liên hệ với chúng tôi để có được một sự tư vấn phù hợp.

Tôi có thể có bao nhiêu tên miền?

Còn phụ thuộc vào túi tiền của bạn nhưng bạn có thể có bao nhiêu tên miền tuỳ ý. Điều quan trọng là những tên miền này phải có ý nghĩa với công việc kinh doanh của bạn.
Bạn có thể đăng ký mỗi tên miền cho mỗi sản phẩm của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn phải tạo 100 website. Tất cả những gì bạn cần làm là chuyển huớng 99 tên miền còn lại tới một miền chính. Bạn vẫn chưa rõ tại sao lại phải có 100 miền, có đúng vậy không? Hãy thử dạo qua site này: quangminhcorp.com - Công ty này kinh doanh máy văn phòng nhưng không thể bắt khách hàng thường xuyên nhớ tới tên công ty. Do vậy cách đơn giản nhất là đăng ký thêm các tên miền liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của họ.

Ví dụ:
quadoanhnghiep.com
aivystudio.com
luatsurieng.net
ngayvui.net
muabanhanghoavietmy.com

Thêm nữa, để các đối thủ cạnh tranh không đăng ký các tên miền giống tên miền của bạn với mục đích ăn theo thương hiệu của bạn. Bạn cũng nên đăng ký các tên miền với phần mở rộng khác nhau.

Ví dụ:
lyhocdongphuong.org.vn
lyhocdongphuong.org
vanhienlacviet.org.vn

Hiện nay do sự phát triển của thương mại điện tử một số công ty kinh doanh bằng cách đầu cơ mua hàng loạt tên miền của các công ty khác sau đó rao bán lại trên mạng với mức giá cao và khi đó nếu công ty bạn không mua lại thì các đối thủ cạnh tranh với công ty bạn chắc cũng sẽ không bỏ lỡ cơ hội vàng này.

Bạn đã từng gõ một địa chỉ website theo sự phỏng đoán của mình chưa?. Nếu bạn đang tìm đồ chơi cho đứa trẻ mới sinh bạn thử đánh www.babytoys.com? Đây là cơ hội tốt cho bất kỳ ai không thành thạo Internet thử đoán địa chỉ bằng cách đánh tên sản phẩm họ đang tìm. Nếu bạn sở hữu 100 miền liên quan tới sản phẩm của bạn thì khách hàng đánh cái gì không thành vấn đề, họ sẽ tới được website của bạn (nếu bạn bán những gì họ đang tìm). Đó là cách rất hay để bạn đánh bại đối thủ cạnh tranh!!!

Cấu tạo và phân loại tên miền (Domain)


Cấu tạo của tên miền
Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm (.) ví dụ home.vnn.vn là tên miền máy chủ Web. Thành phần thứ nhất "home" là tên của máy chủ, thành phần thứ hai "vnn" thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần cuối cùng "vn" là tên miền mức cao nhất (top level domain name).

1/ Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain "TLD") bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh quốc là UK v.v... và các lĩnh vực dùng chung (World Wide Generic Domains).

a/ Dùng chung

1- COM : Thương mại (COMmercial)
2- NET : Mạng lưới (NETwork)
3- ORG : Các tổ chức (ORGnizations)
4- INFO: Thông tin (INFOmation)
5- EDU : Giáo dục (EDUcation)
6- MOBI: Điện thoại di động

b/ Dùng ở Mỹ

6- MIL : Quân sự (Military)
7- GOV : Nhà nước (Government)

2/ Tên miền mức hai (Second Level): Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như 7 lĩnh vực dùng chung nêu trên.
Ví dụ tại Việt Nam, VNNIC định nghĩa các tên miền cấp 2: com.vn, net.vn, org.vn...

Các loại tên miền - Domain name?

Domain name cấp cao nhất

Domain Name cấp cao nhất là tên miền bạn đăng ký trực tiếp với các nhà cung cấp Domain name. Theo sau ngay phần tên bạn tùy chọn là phần TLD (Top Level Domain) có dạng: .com, .net, .org, .gov, .edu, .info, .tv, .biz,... hoặc các TLD kết hợp với ký hiệu viết tắt của quốc gia: .com.vn, .net.vn, .org.vn, .gov.vn,...

Ví dụ:
vietsol.net
khoahocviet.org
lyhocdongphuong.org.vn
Được coi là các tên miền cấp cao nhất. Các tên miền cấp cao nhất thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín trong kinh doanh trên Internet của các doanh nghiệp.

Domain name thứ cấp

Là tất cả những loại Domain Name còn lại mà domain đó phải phụ thuộc vào một Domain Name cấp cao nhất. Để đăng ký các Domain Name kiểu này, thông thường bạn phải liên hệ trực tiếp với người quản lý Domain Name cấp cao nhất.
Ví dụ:
diendan.lyhocdongphuong.org.vn
home.vnn.vn
Được coi là những tên miền thứ cấp.

Bạn đã hiểu hết về Tên miền (Domain) chưa?


Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo các cấp: nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc biệt, rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông.
Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet (mỗi Octet có 8 bit, tương đương 1 byte) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số.

Ví dụ một địa chỉ Internet: 146.123.110.224

(Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2 128 địa chỉ).
Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên Miền hay Domain Name.

Ví dụ: Máy chủ Web Server của VIET SOLUTION đang chứa Website của công ty có địa chỉ là 64.62.250.68, tên miền của VIET SOLUTION là vietsol.net. Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền là truy nhập được.

Vậy tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (Word by Word) từ tiếng anh (Domain Name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet, nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet.
Để bạn dễ hình dung về cách thức tên miền hoạt động, hãy liên tưởng tên miền giống như địa chỉ văn phòng của bạn trong đời sống. Khách hàng không cần nhớ tới tọa độ văn phòng của bạn trên bản đồ là bao nhiêu, chỉ cần nhớ địa chỉ là đủ.

Do tính chất chỉ có 1 và 1 duy nhất trên Internet, bạn không thể đăng ký được Domain Name khi mà người khác đã là chủ sở hữu. Nếu bạn cần đăng ký 1 Domain Name tương ứng với tên doanh nghiệp của bạn trên Internet, hãy kiểm tra và đăng ký ngay lập tức trước khi người khác đăng ký mất tên miền đó của bạn.

Định nghĩa Ảo hóa và lợi ích của ảo hóa đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Theo hãng nghiên cứu thị trường Gartner, ảo hóa cùng vi xử lý đa lõi, điện toán “đám mây”, điện-toán-mọi-nơi và mạng xã hội ảo sẽ là 5 công nghệ làm thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp CNTT từ nay đến năm 2015. Cũng theo một nghiên cứu mới đây, hãng này xếp công nghệ ảo hóa vào vị trí công nghệ chiến lược số 1 trong năm 2015


Ảo hóa là gì ?

Ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy tính và phần mềm chạy trên nó. Ý tưởng của công nghệ ảo hóa máy chủ là từ một máy vật lý đơn lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo độc lập. Mỗi một máy ảo đều có một thiết lập nguồn hệ thống riêng rẽ, hệ điều hành riêng và các ứng dụng riêng.

Vì sao ảo hóa ?

Ngày nay xu hướng ảo hóa máy chủ đã trở thành xu hướng chung của hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng khiến cho các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí. Ảo hóa được coi là một công nghệ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu hiệu quả với khả năng tận dụng tối đa năng suất của các thiết bị phần cứng. Việc áp dụng công nghệ ảo hóa máy chủ nhằm tiết kiệm không gian sử dụng, nguồn điện và giải pháp tỏa nhiệt trong trung tâm dữ liệu. Ngoài ra việc giảm thời gian thiết lập máy chủ, kiểm tra phần mềm trước khi đưa vào hoạt động cũng là một trong những mục đích chính khi ảo hóa máy chủ. Công nghệ mới này sẽ tạo ra những điều mới mẻ trong tư duy của các nhà quản lý công nghệ thông tin về tài nguyên máy tính. Khi việc quản lí các máy riêng lẻ trở nên dễ dàng hơn, trọng tâm của CNTT có thể chuyển từ công nghệ sang dịch vụ. Hiện nay, các “đại gia” trong giới công nghệ như Microsoft, Oracle, Sun… đều nhập cuộc chơi ảo hóa nhằm giành thị phần lớn trong lĩnh vực này với “gã khổng lồ” VMWare. Do đó, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm để các doanh nghiệp có thể lựa chọn và ứng dụng.

Ảo hóa tại Việt Nam

Việc áp dụng công nghệ ảo hóa tại Việt nam còn rất dè dặt. Theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân chủ yếu là do các nhà quản lý tại Việt Nam chưa nhận thức được sự cần thiết của việc tiết kiệm không gian, điện năng và nhân công trong việc ứng dụng công nghệ ảo hóa. Thêm vào đó, một nguyên nhân nữa khiến các nhà quản lý công nghệ thông tin tại Việt Nam còn e ngại chính là tính bảo mật của những hệ thống ảo này. Tuy nhiên, nếu không ảo hóa, Việt Nam sẽ tốn chi phí không nhỏ cho việc bảo dưỡng và sửa chữa những hệ thống cồng kềnh. Do đó, cần quảng bá cho các doanh nghiệp biết được những ưu thế và lợi ích mà ảo hóa đem lại để áp dụng rộng rãi công nghệ này tại Việt Nam, bắt nhịp với xu thế phát triển của thế giới.

Lợi ích của việc ảo hóa Server (Server Virtualization)


Sử dụng đến 80% công suất của máy chủ
Giảm yêu cầu về phần cứng với tỷ lệ 10:01 hoặc hơn thế nữa
Chi phí cho vốn đầu tư và các hoạt động được cắt giảm một nửa, tiết kiệm hàng năm hơn 1,500 $ cho mỗi máy chủ ảo hóa
Tính linh hoạt, sẵn sàng cao với mức giá phải chăng
Ảo hóa dịch vụ mạng
Với mạng được xác định bằng phần mềm, nguyên tắc ảo hóa được áp dụng cho các tài nguyên mạng, chúng được lấy ra và tổng hợp lại 1 cách tự động để vượt qua những hạn chế của kiến trúc vật lý cứng nhắc. Dịch vụ mạng được thiết kế cho mỗi ứng dụng và thích nghi với yêu cầu thay đổi của nó. Mạng ảo hóa đơn giản hóa dự phòng, tăng cường khả năng mở rộng, đơn giản hóa việc quản lý, và làm giảm chi phí hoạt động
Triển khai an ninh trong một môi trường ảo hóa
Phần mềm cung cấp cơ chế bảo mật một cách hiệu quả bằng cách xác định các thành phần lấy từ các thiết bị vật lý, tổng hợp và áp dụng nó một cách chính xác khi cần thiết mà không cần nâng cấp phần cứng. Khối lượng công việc ảo có thể được di chuyển và mở rộng tự do mà vẫn đáp ứng được cơ chế bảo mật và sự cần thiết cho các thiết bị chuyên ngành.
Việc tích hợp tường lửa (firewall) và các cổng dịch vụ tối ưu giúp bảo vệ được các tấn công từ bên ngoài mạng. Kiến trúc mở của VMware cho phép tích hợp những bảo mật của hệ thống hiện tại và các sáng kiến mới nhất từ nhà cung cấp dịch vụ thứ ba

Ảo hóa hoạt động như thế nào?

Trung tâm của ảo hóa là “máy ảo” (VM), một nơi chứa phần mềm chạy độc lập với các hệ điều hành và các ứng dụng bên trong đó. Bởi vì một máy ảo là hoàn toàn riêng biệt và độc lập nên nhiều máy ảo có thể chạy đồng thời trên một máy tính duy nhất. Một lớp phần mềm mỏng được gọi là hyperisor tách riêng các máy ảo từ máy chủ, và tự động phân bổ nguồn lực tính toán cho mỗi máy ảo khi cần thiết.

Ảo hóa hệ thống giao thông máy chủ (Server)

Ảo hóa hệ thống giao thông máy chủ cho phép ta có khả năng chạy nhiều máy ảo trên một máy chủ vật lý , đem lại nhiều lợi ích như tăng tính di động , dễ dàng thiết lập với các máy chủ ảo , giúp việc quản lý , chia sẻ tài nguyên tốt hơn , qu ản lý luồng làm việc ăn nhập với nhu cầu , tăng hiệu suất làm việc của một máy chủ vật lý.


Xét về kiến trúc hệ thống giao thông , các mô hình ảo hóa hệ thống máy chủ có thể ở hai dạng sau:

- Host-based: kiến trúc này sử dụng một lớp hypervisor chạy trên nền tảng hệ điều hành , sử dụng các lao vụ được hệ điều hành cung cấp để phân chia tài nguyên tới các máy ảo. Ta xem hypervisor này là một lớp phần mềm biệt lập , từ thời gian này các hệ điều hành khách của máy ảo sẽ nằm trên lớp hypervisor rồi đến hệ điều hành của máy chủ và sau chót là hệ thống giao thông phần cứng… Một số hệ thống giao thông hypervisor dạng Hosted có khả năng kể đến như VMware Server , VMware Workstation , Microsoft Virtual Server…

- Hypervisor-based: hay còn làm gọi là bare-metal hypervisor. Trong kiến trúc này , lớp phần mềm hypervisor chạy trực tiếp trên nền tảng phần cứng của máy chủ , bị nghẽn lại qua bất kì một hệ điều hành hay một nền tảng nào khác. Qua đó , các hypervisor này có khả năng điều khiển , rà soát phần cứng của máy chủ. Đồng thời , nó cũng có khả năng quản lý các hệ điều hành chạy trên nó. Nói cách khác , các hệ điều hành sẽ nằm trên các hypervisor dạng bare-metal rồi đến hệ thống giao thông phần cứng. Một số ví dụ về các hệ thống giao thông Bare-metal hypervisor như là Oracle VM , VMware ESX Server , IBM’s POWER Hypervisor , Microsoft’s Hyper-V , Citrix XenServer…