Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Cài đặt Kloxo như thế nào ?

Kloxo là một chương trình phần mềm nền tảng web để quản trị máy chủ hosting Linux (Control Panel) miễn phí. Nó không có nhiều ưu điểm như cPanel, DirectAdmin. Nhưng nó nhẹ, dễ sử dụng và đặc biệt là hoàn toàn miễn phí. Tuy nhiên cũng không thể phủ nhận hệ quản trị miễn phí tiềm ẩn nhiều lỗi sau quá trình đã sử dụng.


 Việc setup Kloxo cũng rất đơn giản, nhanh chóng.

*  Điều kiện để chạy Kloxo


Một máy chủ riêng hoặc máy chủ ảo hoặc server riêng đã được cài đặt hệ điều hành CentOS hay RedHat phiên bản 32bit. Hiện tại Kloxo chưa hỗ trợ các máy chủ nền tảng 64 bit và cài đặt trên hệ điều hành CentOS 6.x.

- Tối thiểu 256MB RAM

- Tối thiểu 2G ổ cứng.

Nếu bạn phân vùng ổ cứng bằng tay (không tự động), lưu ý để cho /tmp một dung lượng lớn. Kloxo sử dụng /tmp để backup và restore. Nếu bạn để thấp, có thể máy chủ của bạn sẽ không hoạt động.

* Cài đặt


- Bước 1: Hãy chắc chắn rằng bạn đã disable SELinux và firewall

# vi /etc/selinux/config

Thay dòng

selinux=enforcing thành selinux=disabled

Kiểm tra lại bằng lệnh:

# /usr/sbin/sestatus 

Tiếp theo

# service iptables stop để disable firewall

Restart lại máy chủ để đảm bảo thay đổi có hiệu lực.

Bước 2: Thực hiện download và cài đặt kloxo


Kloxo sẽ download một file tên là kloxo-install-master.sh từ máy chủ của hệ thống Kloxo. Bạn chỉ cần chạy file này và chờ đợi là sẽ có một hệ thống quản lý hoàn hảo.

Nếu bạn chưa cài mySQL lên máy chủ của mình, các bạn chạy lệnh sau:

# yum install -y wget

# wget http://download.lxcenter.org/download/kloxo/production/kloxo-install-master.sh

# sh ./kloxo-install-master.sh

Trường hợp nếu bạn đã có cài mySQL lên máy chủ thì áp dụng lệnh sau:

# yum install -y wget

# wget http://download.lxcenter.org/download/kloxo/production/kloxo-install-master.sh

# sh ./kloxo-install-master.sh –db-rootpassword=PASSWORD

Bạn có thể đổi dòng PASSWORD thành mật khẩu mySQL của mình

Lưu ý: Sau khi cài đặt xong, bạn có thể truy cập Kloxo qua địa chỉ http://ip-cua-ban:7778 hoặc https://ip-cua-ban:7777 với user và mật khẩu mặc định đều là admin.

Hướng dẫn sử dụng lệnh Find trong HĐH Linux

Lệnh find trong linux được sử dụng để tìm kiếm một file, thư mục, ... hay có thể tùy biến rất nhiều.


Để thực hiện các bạn cần login ssh vào root của máy chủ và thực hiện có thể theo các lệnh sau:

Lệnh trên tìm tất cả các file có tên là “tapchicongnghe” trong toàn bộ hệ thống
find / –name tapchicongnghe\*

Tìm các file trong thư mục /home có owned là user
find /home -user user

Tìm các file trong thư mục /usr kết có tên kết thúc là “info”
find /usr -name *info

Tìm các file trong thư mục /var/spool đã được hiệu chỉnh trong vòng >60 ngày trước
find /var/spool –mtime +60

Tìm các file đã được hiệu chỉnh trong vòng 24h trở lại đây trong thư mục home
find $HOME –mtime 0

Tìm các file có tên “tapchicongnghe” trong thư mục /tmp và xóa chúng đi
find /tmp –name tapchicongnghe –type f –print | xargs /bin/rm –f

Tìm các file được chmod theo thông số nào đó
find . –perm –664

Tìm các file được cho phép đọc bởi tất cẩ mọi người nhưng không cho phép thực thi.
find . –perm –444 ! –perm /111

Tìm hiểu về Hostswap hay hostplug

Các bạn sử dụng máy chủ ít nhiều cũng nghe tới đơn vị cung cấp máy chủ mô tả tới host swap hay host plug. Vậy để hiểu như thế nào chúng ta cùng tìm hiểu sau đây:

Hostswap hay hostplug (tạm dịch trao đổi nóng) là khả năng tháo gỡ thay thế các thiết bị trong khi hệ thống đang hoạt động. Và thường ám chỉ thay ổ cứng trong máy chủ khi nâng cấp, thay thế mà không cần shutdown.

Nguyên lý hoạt động:
Các máy hỗ trợ hot swap cần phải có khả năng dò tìm và phát hiện có một bộ phận nào đó vừa được gỡ ra. Ngoài ra, tất cả các mối kết nối điện và cơ khí cũng cần phải được thiết kế làm thế nào để không làm tổn hại cho thiết bị cũng như người sử dụng mỗi khi tháo gỡ. Cuối cùng, tất cả các bộ phận khác của hệ thống đó phải được thiết kế để việc tháo gỡ một bộ phận khác không làm ảnh hưởng tới hoạt động của chúng.

Ngày nay, công nghệ phát triển, máy tính được phú cho nhiều chức năng tự động hóa cao hơn, cũng như được đơn giản hóa hơn các tác vụ của chúng. Hai chuẩn bus bên ngoài USB và IEEE 1394, cũng như PCMCIA (chuẩn card dùng cho máy tính xách tay) đều hỗ trợ chức năng hot swap đơn giản. Các hệ điều hành sau này cũng hỗ trợ chức năng tháo gỡ nóng này nên sẽ tự động nhận ra các sự thay đổi thiết bị.

Nhờ đó, người sử dụng có thể dễ dàng di chuyển một thiết bị ngoại vi nào đó từ máy tính này sang máy tính khác, hoặc cho phép một thiết bị bên ngoài đồng bộ hóa dữ liệu với một máy tính trong lúc hệ thống vẫn đang chạy bình thường. Đặc biệt là ở các server, nhờ hot swap nên nhà quản trị mạng có thể dễ dàng tháo gỡ hay gắn các ổ đĩa cứng mà không phải shutdown cả hệ thống.

Giải đáp các thắc mắc về Hosting


1. File Hosting là gì?
Là dịch vụ lưu trữ tập tin trực tuyến,File Hosting là dịch vụ lưu trữ được thiết kế đặc biệt để lưu trữ các nội dung tĩnh, điển hình là các tập tin lớn mà không phải là các trang Web. Thông thường họ cho phép truy cập qua giao thức FPT được tối ưu hóa phục vụ cho nhiều người sử dụng.

2. Image Hosting là gì?

Là dịch vụ cho phép các cá nhân tải lên các hình ảnh đến một trang Web. Các hình ảnh được lưu trữ lên máy chủ, và hiển thị thông tin cho phép những người khác xem các hình ảnh đó.

3. Video Hosting là gì?

Là dịch vụ lưu trữ cho phép các cá nhân để tải lên các Video Clip vào một trang Web. Video máy chủ sau đó sẽ lưu trữ Video trên máy chủ cho phép những người khác xem đoạn Video này. Các trang Web, chủ yếu được sử dụng như là trang Web lưu trữ Video, thường được gọi là trang Web chia sẻ Video.

4. Email Hosting là gì?

Là một dịch vụ thư điện tử đặc biệt khác với các dịch vụ Email miễn phí hỗ trợ Email hay Webmail miễn phí. Doanh nghiệp thường chạy các dịch vụ lưu trữ thư điện tử riêng (Email Hosting) theo tên miền của họ để tăng uy tín và chứng thực các thông điệp mà họ gửi đi. Email Hosting cho phép tùy chỉnh cấu hình và số lượng lớn các tài khoản.

5. Free Web Hosting là gì?

Là một dịch vụ lưu trữ miễn phí, thường được quảng cáo hỗ trợ. Free Web Hosting Service thường sẽ cung cấp một tên miền phụ hoặc một thư mục . Ngược lại, dịch vụ thu phí thường sẽ cung cấp một tên miền cấp thứ hai cùng với các máy chủ. Nhiều máy chủ miễn phí không cho phép sử dụng tên miền riêng.

6. Reseller Hosting là gì?

Là một hình thức lưu trữ của máy chủ Web mà chủ sở hữu tài khoản có khả năng sử dụng tài khỏan của mình để phân bổ lại ổ cứng lưu trữ và băng thông để lưu trữ các trang Web thay mặt cho bên thứ ba. Các đại lý mua một phần không gian trên máy chủ sau đó họ bán cho khách hàng thu lợi nhuận.

7. Shared Hosting là gì?

Là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình. Dịch vụ này là một lựa kinh tế cho nhiều người chia sẻ tổng chi phí bảo trì thuê máy chủ.

8. Web Hosting là gì?

Là một lọai hình lưu trữ trên Internet cho phép các cá nhân, tổ chức truy cập được Webiste của họ thông qua World Wide Web. Web Hosting được cung cấp bởi các công ty gọi là Hosting Provider. Họ cung cấp các không gian khác nhau trên cùng một máy chủ cho các cá nhân, tổ chức có nhu cầu lưu trữ.

Một số câu hỏi liên quan đến tên miền (Domain)


Tại sao bạn cần một tên miền riêng?

Sẽ có vẻ không chuyên nghiệp nếu chúng tôi sử dụng một tên miền miễn phí như SafeShopper.com/vietsol/ hay một tên miền cấp 2 như vietsol.fpt.com. Liệu bạn có thể tin tưởng ký kết hợp đồng với chúng tôi nếu chúng tôi không có đủ tiền để mua một tên miền riêng?
Khi bạn đã có một tên miền riêng đồng nghĩa với việc bạn có thể sử dụng rất nhiều địa chỉ email trên tên miền của bạn một cách rất chuyên nghiệp. Khách hàng của bạn luôn tin tưởng một địa chỉ email theo chức năng của một công ty như sales@tencongty.com, orders@tencongty.com hay info@tencongty.com hơn là một địa chỉ email tencongty@yahoo.com.
Bây giờ bạn đã đồng ý là mình cần có một tên miền riêng hay chưa?

Làm thế nào để tìm được một tên miền hoàn hảo cho công việc kinh doanh của bạn ?

Trước hết hãy dùng tên công ty hay thương hiệu của bạn. Nhưng hơn 80% khả năng sẽ không còn tên miền đó vì có rất nhiều công ty có tên trùng nhau. Hơn nữa, có nhiều đối thủ sừng sỏ đang tìm cách đăng ký tên miền của bạn. Để làm gì? Để hạn chế cạnh tranh khi họ khai thác khách hàng trên Internet.
Nếu không còn tên thương hiệu của bạn thì cũng không sao. Hãy nghĩ tới tên sản phẩm, thêm bớt một số từ ghép... Nhưng cách nhanh nhất là hãy liên hệ với chúng tôi để có được một sự tư vấn phù hợp.

Tôi có thể có bao nhiêu tên miền?

Còn phụ thuộc vào túi tiền của bạn nhưng bạn có thể có bao nhiêu tên miền tuỳ ý. Điều quan trọng là những tên miền này phải có ý nghĩa với công việc kinh doanh của bạn.
Bạn có thể đăng ký mỗi tên miền cho mỗi sản phẩm của bạn. Điều này không có nghĩa là bạn phải tạo 100 website. Tất cả những gì bạn cần làm là chuyển huớng 99 tên miền còn lại tới một miền chính. Bạn vẫn chưa rõ tại sao lại phải có 100 miền, có đúng vậy không? Hãy thử dạo qua site này: quangminhcorp.com - Công ty này kinh doanh máy văn phòng nhưng không thể bắt khách hàng thường xuyên nhớ tới tên công ty. Do vậy cách đơn giản nhất là đăng ký thêm các tên miền liên quan tới lĩnh vực kinh doanh của họ.

Ví dụ:
quadoanhnghiep.com
aivystudio.com
luatsurieng.net
ngayvui.net
muabanhanghoavietmy.com

Thêm nữa, để các đối thủ cạnh tranh không đăng ký các tên miền giống tên miền của bạn với mục đích ăn theo thương hiệu của bạn. Bạn cũng nên đăng ký các tên miền với phần mở rộng khác nhau.

Ví dụ:
lyhocdongphuong.org.vn
lyhocdongphuong.org
vanhienlacviet.org.vn

Hiện nay do sự phát triển của thương mại điện tử một số công ty kinh doanh bằng cách đầu cơ mua hàng loạt tên miền của các công ty khác sau đó rao bán lại trên mạng với mức giá cao và khi đó nếu công ty bạn không mua lại thì các đối thủ cạnh tranh với công ty bạn chắc cũng sẽ không bỏ lỡ cơ hội vàng này.

Bạn đã từng gõ một địa chỉ website theo sự phỏng đoán của mình chưa?. Nếu bạn đang tìm đồ chơi cho đứa trẻ mới sinh bạn thử đánh www.babytoys.com? Đây là cơ hội tốt cho bất kỳ ai không thành thạo Internet thử đoán địa chỉ bằng cách đánh tên sản phẩm họ đang tìm. Nếu bạn sở hữu 100 miền liên quan tới sản phẩm của bạn thì khách hàng đánh cái gì không thành vấn đề, họ sẽ tới được website của bạn (nếu bạn bán những gì họ đang tìm). Đó là cách rất hay để bạn đánh bại đối thủ cạnh tranh!!!

Cấu tạo và phân loại tên miền (Domain)


Cấu tạo của tên miền
Tên miền bao gồm nhiều thành phần cấu tạo nên cách nhau bởi dấu chấm (.) ví dụ home.vnn.vn là tên miền máy chủ Web. Thành phần thứ nhất "home" là tên của máy chủ, thành phần thứ hai "vnn" thường gọi là tên miền mức hai (second domain name level), thành phần cuối cùng "vn" là tên miền mức cao nhất (top level domain name).

1/ Tên miền mức cao nhất (Top- level Domain "TLD") bao gồm các mã quốc gia của các nước tham gia Internet được quy định bằng hai chữ cái theo tiêu chuẩn ISO -3166 như Việt nam là VN, Anh quốc là UK v.v... và các lĩnh vực dùng chung (World Wide Generic Domains).

a/ Dùng chung

1- COM : Thương mại (COMmercial)
2- NET : Mạng lưới (NETwork)
3- ORG : Các tổ chức (ORGnizations)
4- INFO: Thông tin (INFOmation)
5- EDU : Giáo dục (EDUcation)
6- MOBI: Điện thoại di động

b/ Dùng ở Mỹ

6- MIL : Quân sự (Military)
7- GOV : Nhà nước (Government)

2/ Tên miền mức hai (Second Level): Đối với các quốc gia nói chung tên miền mức hai này do Tổ chức quản lý mạng của quốc gia đó định nghĩa, có thể định nghĩa khác đi, nhiều hơn hay ít đi nhưng thông thường các quốc gia vẫn định nghĩa các Lĩnh vực kinh tế, xã hội của mình tương tự như 7 lĩnh vực dùng chung nêu trên.
Ví dụ tại Việt Nam, VNNIC định nghĩa các tên miền cấp 2: com.vn, net.vn, org.vn...

Các loại tên miền - Domain name?

Domain name cấp cao nhất

Domain Name cấp cao nhất là tên miền bạn đăng ký trực tiếp với các nhà cung cấp Domain name. Theo sau ngay phần tên bạn tùy chọn là phần TLD (Top Level Domain) có dạng: .com, .net, .org, .gov, .edu, .info, .tv, .biz,... hoặc các TLD kết hợp với ký hiệu viết tắt của quốc gia: .com.vn, .net.vn, .org.vn, .gov.vn,...

Ví dụ:
vietsol.net
khoahocviet.org
lyhocdongphuong.org.vn
Được coi là các tên miền cấp cao nhất. Các tên miền cấp cao nhất thể hiện sự chuyên nghiệp và uy tín trong kinh doanh trên Internet của các doanh nghiệp.

Domain name thứ cấp

Là tất cả những loại Domain Name còn lại mà domain đó phải phụ thuộc vào một Domain Name cấp cao nhất. Để đăng ký các Domain Name kiểu này, thông thường bạn phải liên hệ trực tiếp với người quản lý Domain Name cấp cao nhất.
Ví dụ:
diendan.lyhocdongphuong.org.vn
home.vnn.vn
Được coi là những tên miền thứ cấp.

Bạn đã hiểu hết về Tên miền (Domain) chưa?


Như chúng ta đã biết Internet là một mạng máy tính toàn cầu, do hàng nghìn mạng máy tính từ khắp mọi nơi nối lại tạo nên. Khác với cách tổ chức theo các cấp: nội hạt, liên tỉnh, quốc tế của một mạng viễn thông như mạng thoại chẳng hạn, mạng Internet tổ chức chỉ có một cấp, các mạng máy tính dù nhỏ, dù to khi nối vào Internet đều bình đẳng với nhau. Do cách tổ chức như vậy nên trên Internet có cấu trúc địa chỉ, cách đánh địa chỉ đặc biệt, rất khác cách tổ chức địa chỉ của mạng viễn thông.
Địa chỉ Internet (IP) đang được sử dụng hiện tại là (IPv4) có 32 bit chia thành 4 Octet (mỗi Octet có 8 bit, tương đương 1 byte) cách đếm đều từ trái qua phải bít 1 cho đến bít 32, các Octet tách biệt nhau bằng dấu chấm (.) và biểu hiện ở dạng thập phân đầy đủ là 12 chữ số.

Ví dụ một địa chỉ Internet: 146.123.110.224

(Địa chỉ IP tương lai được sử dụng là IPv6 có 128 bit dài gấp 4 lần của IPv4. Version IPv4 có khả năng cung cấp 232 = 4 294 967 296 địa chỉ. Còn Version IPv6 có khả năng cung cấp 2 128 địa chỉ).
Do người sử dụng nhớ được địa chỉ dạng chữ số dài như vậy khi nối mạng là rất khó khăn và vì thế cạnh địa chỉ IP bao giờ cũng có thêm một cái tên mang một ý nghĩa nào đó, dễ nhớ cho người sử dụng đi kèm mà trên Internet gọi là Tên Miền hay Domain Name.

Ví dụ: Máy chủ Web Server của VIET SOLUTION đang chứa Website của công ty có địa chỉ là 64.62.250.68, tên miền của VIET SOLUTION là vietsol.net. Thực tế người sử dụng không cần biết đến địa chỉ IP mà chỉ cần nhớ tên miền là truy nhập được.

Vậy tên miền là một danh từ dịch theo kiểu nghĩa của từng từ một (Word by Word) từ tiếng anh (Domain Name). Thực chất tên miền là sự nhận dạng vị trí của một máy tính trên mạng Internet, nói cách khác tên miền là tên của các mạng lưới, tên của các máy chủ trên mạng Internet.
Để bạn dễ hình dung về cách thức tên miền hoạt động, hãy liên tưởng tên miền giống như địa chỉ văn phòng của bạn trong đời sống. Khách hàng không cần nhớ tới tọa độ văn phòng của bạn trên bản đồ là bao nhiêu, chỉ cần nhớ địa chỉ là đủ.

Do tính chất chỉ có 1 và 1 duy nhất trên Internet, bạn không thể đăng ký được Domain Name khi mà người khác đã là chủ sở hữu. Nếu bạn cần đăng ký 1 Domain Name tương ứng với tên doanh nghiệp của bạn trên Internet, hãy kiểm tra và đăng ký ngay lập tức trước khi người khác đăng ký mất tên miền đó của bạn.

Định nghĩa Ảo hóa và lợi ích của ảo hóa đối với các doanh nghiệp Việt Nam

Theo hãng nghiên cứu thị trường Gartner, ảo hóa cùng vi xử lý đa lõi, điện toán “đám mây”, điện-toán-mọi-nơi và mạng xã hội ảo sẽ là 5 công nghệ làm thay đổi hoàn toàn ngành công nghiệp CNTT từ nay đến năm 2015. Cũng theo một nghiên cứu mới đây, hãng này xếp công nghệ ảo hóa vào vị trí công nghệ chiến lược số 1 trong năm 2015


Ảo hóa là gì ?

Ảo hóa là công nghệ được thiết kế để tạo ra tầng trung gian giữa hệ thống phần cứng máy tính và phần mềm chạy trên nó. Ý tưởng của công nghệ ảo hóa máy chủ là từ một máy vật lý đơn lẻ có thể tạo thành nhiều máy ảo độc lập. Mỗi một máy ảo đều có một thiết lập nguồn hệ thống riêng rẽ, hệ điều hành riêng và các ứng dụng riêng.

Vì sao ảo hóa ?

Ngày nay xu hướng ảo hóa máy chủ đã trở thành xu hướng chung của hầu hết các doanh nghiệp trên toàn thế giới. Những khó khăn trong thời kỳ khủng hoảng khiến cho các doanh nghiệp phải tìm mọi cách để giảm thiểu chi phí. Ảo hóa được coi là một công nghệ giúp các doanh nghiệp cắt giảm chi tiêu hiệu quả với khả năng tận dụng tối đa năng suất của các thiết bị phần cứng. Việc áp dụng công nghệ ảo hóa máy chủ nhằm tiết kiệm không gian sử dụng, nguồn điện và giải pháp tỏa nhiệt trong trung tâm dữ liệu. Ngoài ra việc giảm thời gian thiết lập máy chủ, kiểm tra phần mềm trước khi đưa vào hoạt động cũng là một trong những mục đích chính khi ảo hóa máy chủ. Công nghệ mới này sẽ tạo ra những điều mới mẻ trong tư duy của các nhà quản lý công nghệ thông tin về tài nguyên máy tính. Khi việc quản lí các máy riêng lẻ trở nên dễ dàng hơn, trọng tâm của CNTT có thể chuyển từ công nghệ sang dịch vụ. Hiện nay, các “đại gia” trong giới công nghệ như Microsoft, Oracle, Sun… đều nhập cuộc chơi ảo hóa nhằm giành thị phần lớn trong lĩnh vực này với “gã khổng lồ” VMWare. Do đó, trên thị trường có rất nhiều sản phẩm để các doanh nghiệp có thể lựa chọn và ứng dụng.

Ảo hóa tại Việt Nam

Việc áp dụng công nghệ ảo hóa tại Việt nam còn rất dè dặt. Theo đánh giá ban đầu, nguyên nhân chủ yếu là do các nhà quản lý tại Việt Nam chưa nhận thức được sự cần thiết của việc tiết kiệm không gian, điện năng và nhân công trong việc ứng dụng công nghệ ảo hóa. Thêm vào đó, một nguyên nhân nữa khiến các nhà quản lý công nghệ thông tin tại Việt Nam còn e ngại chính là tính bảo mật của những hệ thống ảo này. Tuy nhiên, nếu không ảo hóa, Việt Nam sẽ tốn chi phí không nhỏ cho việc bảo dưỡng và sửa chữa những hệ thống cồng kềnh. Do đó, cần quảng bá cho các doanh nghiệp biết được những ưu thế và lợi ích mà ảo hóa đem lại để áp dụng rộng rãi công nghệ này tại Việt Nam, bắt nhịp với xu thế phát triển của thế giới.

Lợi ích của việc ảo hóa Server (Server Virtualization)


Sử dụng đến 80% công suất của máy chủ
Giảm yêu cầu về phần cứng với tỷ lệ 10:01 hoặc hơn thế nữa
Chi phí cho vốn đầu tư và các hoạt động được cắt giảm một nửa, tiết kiệm hàng năm hơn 1,500 $ cho mỗi máy chủ ảo hóa
Tính linh hoạt, sẵn sàng cao với mức giá phải chăng
Ảo hóa dịch vụ mạng
Với mạng được xác định bằng phần mềm, nguyên tắc ảo hóa được áp dụng cho các tài nguyên mạng, chúng được lấy ra và tổng hợp lại 1 cách tự động để vượt qua những hạn chế của kiến trúc vật lý cứng nhắc. Dịch vụ mạng được thiết kế cho mỗi ứng dụng và thích nghi với yêu cầu thay đổi của nó. Mạng ảo hóa đơn giản hóa dự phòng, tăng cường khả năng mở rộng, đơn giản hóa việc quản lý, và làm giảm chi phí hoạt động
Triển khai an ninh trong một môi trường ảo hóa
Phần mềm cung cấp cơ chế bảo mật một cách hiệu quả bằng cách xác định các thành phần lấy từ các thiết bị vật lý, tổng hợp và áp dụng nó một cách chính xác khi cần thiết mà không cần nâng cấp phần cứng. Khối lượng công việc ảo có thể được di chuyển và mở rộng tự do mà vẫn đáp ứng được cơ chế bảo mật và sự cần thiết cho các thiết bị chuyên ngành.
Việc tích hợp tường lửa (firewall) và các cổng dịch vụ tối ưu giúp bảo vệ được các tấn công từ bên ngoài mạng. Kiến trúc mở của VMware cho phép tích hợp những bảo mật của hệ thống hiện tại và các sáng kiến mới nhất từ nhà cung cấp dịch vụ thứ ba

Ảo hóa hoạt động như thế nào?

Trung tâm của ảo hóa là “máy ảo” (VM), một nơi chứa phần mềm chạy độc lập với các hệ điều hành và các ứng dụng bên trong đó. Bởi vì một máy ảo là hoàn toàn riêng biệt và độc lập nên nhiều máy ảo có thể chạy đồng thời trên một máy tính duy nhất. Một lớp phần mềm mỏng được gọi là hyperisor tách riêng các máy ảo từ máy chủ, và tự động phân bổ nguồn lực tính toán cho mỗi máy ảo khi cần thiết.

Ảo hóa hệ thống giao thông máy chủ (Server)

Ảo hóa hệ thống giao thông máy chủ cho phép ta có khả năng chạy nhiều máy ảo trên một máy chủ vật lý , đem lại nhiều lợi ích như tăng tính di động , dễ dàng thiết lập với các máy chủ ảo , giúp việc quản lý , chia sẻ tài nguyên tốt hơn , qu ản lý luồng làm việc ăn nhập với nhu cầu , tăng hiệu suất làm việc của một máy chủ vật lý.


Xét về kiến trúc hệ thống giao thông , các mô hình ảo hóa hệ thống máy chủ có thể ở hai dạng sau:

- Host-based: kiến trúc này sử dụng một lớp hypervisor chạy trên nền tảng hệ điều hành , sử dụng các lao vụ được hệ điều hành cung cấp để phân chia tài nguyên tới các máy ảo. Ta xem hypervisor này là một lớp phần mềm biệt lập , từ thời gian này các hệ điều hành khách của máy ảo sẽ nằm trên lớp hypervisor rồi đến hệ điều hành của máy chủ và sau chót là hệ thống giao thông phần cứng… Một số hệ thống giao thông hypervisor dạng Hosted có khả năng kể đến như VMware Server , VMware Workstation , Microsoft Virtual Server…

- Hypervisor-based: hay còn làm gọi là bare-metal hypervisor. Trong kiến trúc này , lớp phần mềm hypervisor chạy trực tiếp trên nền tảng phần cứng của máy chủ , bị nghẽn lại qua bất kì một hệ điều hành hay một nền tảng nào khác. Qua đó , các hypervisor này có khả năng điều khiển , rà soát phần cứng của máy chủ. Đồng thời , nó cũng có khả năng quản lý các hệ điều hành chạy trên nó. Nói cách khác , các hệ điều hành sẽ nằm trên các hypervisor dạng bare-metal rồi đến hệ thống giao thông phần cứng. Một số ví dụ về các hệ thống giao thông Bare-metal hypervisor như là Oracle VM , VMware ESX Server , IBM’s POWER Hypervisor , Microsoft’s Hyper-V , Citrix XenServer…

Thứ Hai, 11 tháng 5, 2015

Những lợi thế của máy chủ Window và Linux


Lợi thế của máy chủ Windows

*   Nếu trang web của bạn được xây dựng dựa trên công nghệ .Net của Microsoft thì sẽ phải lựa chọn một kế hoạch máy chủ Windows.. 
*   Nếu bạn cần sử dụng cơ sở dữ liệu MSSQL, thì máy chủ Windows là sự lựa chọn tốt nhất. 
*   Cơ sở dữ liệu Access(Access là một hệ quản trị cơ sở dữ liệu, dùng để quản lý dữ liệu. Lưu trữ dữ liệu và tìm nó nhanh chóng) chỉ có thể thực hiện được trên máy chủ Windows.
*   Bạn đang sử dụng một số dịch vụ chia sẻ của Microsoft thì máy chủ Windows là sự lựa chọn đáng tin cậy.

Lợi thế của máy chủ Linux

*  Sử dụng Linux, bạn sẽ không phải trả bất cứ một khoản tiền bản quyền nào. Linux và các phần mềm đi kèm đều hoàn toàn miễn phí. Dùng Linux chỉ mất chi phí phân phối phát sinh bởi máy chủ hoặc chủ sở hữu(chi phí không lớn)
*  Một trang web trên Linux có thể dễ dàng được chuyển đổi sang trang Web trên Windows một cách nhanh chóng.
*  Khi mà các ngôn ngữ lập trình như PHP, MySQL, hay Perl… được yêu cầu trên trang Web của bạn thì máy chủ Linux là giải pháp hiệu quả, đáng tin cậy và chi phí thấp nhất.
*  Có nhiều loại cơ sở dữ liệu chạy trên máy chủ Linux, phổ biến nhất và ưa chuộng nhất đó là mSQL, MySQL và PostgreSQL. Những cơ sở dữ liệu này cho phép tối ưu truyền thông trang Web trên diện rộng để khai báo dữ liệu nhanh chóng.
*  Các nhóm máy chủ Linux được hỗ trợ bảo mật hơn Windows

Chủ Nhật, 10 tháng 5, 2015

Máy chủ ảo VPS và những ưu điểm


Máy chủ ảo VPS (Virtual Private Server: VPS) là một phương pháp phân vùng một máy chủ vật lý thành nhiều máy chủ ảo trên máy chủ vật lý, mỗi máy chủ có khả năng riêng của mình chạy trên máy tính dành riêng. máy chủ ảo riêng có thể chạy tất cả hệ điều hành, và hoàn toàn độc lập với nhau nên chúng có rất nhiều ưu điểm.

Ưu điểm Máy chủ ảo VPS:
a. VPS tiết kiệm được chi phí đầu tư máy chủ ban đầu.
b. VPS hoạt động như một máy chủ riêng.
c. Dùng VPS có thể cài đặt các ứng dụng khác tùy theo nhu cầu của doanh nghiệp.
d. Bảo trì sửa chữa nâng cấp nhanh chóng và dễ dàng.
e. Dễ dàng nâng cấp VPS , tài nguyên RAM, HDD, Băng thông khi cần thiết.
f.Có thể cài lại hệ điều hành từ 5-10 phút với  VPS .
g. Không gây lãng phí tài nguyên.

Lợi ích thiết thực của công nghệ ảo hóa


* Tiết kiệm chi phí do không cần thiết bị lưu trữ chuyên dụng,
* Tận dụng ổ cứng của các máy chủ hiện có,
* Cung cấp hệ lưu trữ an toàn, ổn định, hiệu năng cao bằng cách gộp hiệu năng của các hệ ổ cứng trên các máy chủ khác nhau,
* Dễ dàng mở rộng dung lượng lưu trữ.

- Nhận thấy ngay nhu cầu về máy chủ ngày càng tăng, nhu cầu lưu trữ trực tuyến cũng ngày một cao, giao dịch với khách hàng thông qua website, e-mail...một số doanh nghiệp sử dụng dịch vụ thuê máy chủ, các doanh nghiệp khác có điều kiện mua máy chủ rồi thuê chỗ đặt máy chủ.

- Công nghệ ảo hóa, từ một máy chủ vật lý tạo ra nhiều các máy chủ ảo VPS. Vậy chỉ cần một máy chủ thôi có thể đáp ứng cho rất nhiều các doanh nghiệp về nhu cầu lưu trữ website, mà giá về dịch vụ lại rẻ hơn, có nhiều lợi ích vượt trội. công nghệ ảo hóa đã làm giảm một phần nào về nhu cầu. chi phí thuê máy chủ cũng như thuê chỗ đặt máy chủ.

- Làm giảm về các dịch vụ riêng , chỉ cần một máy chủ đã tạo ra nhiều các máy chủ ảo khác nhau, máy chủ được tao ra không cần phải thuê thêm chỗ đặt mới , không cần tốn thêm chi phí về nguồn điện…những máy chủ đó vẫn được đảm bảo hoạt động liên tục 24/7, khi có sự cố xảy ra những máy chủ này vẫn được xử lý 1 cách tốt nhất và có hiệu quả nhất.

Lý do các doanh nghiệp hiện nay cần phải có Website


1. Thiết lập sự hiện diện

Có xấp xỉ 1.5 tỉ người trên thế giới đã truy cập vào mạng Internet và số lượng này không ngừng được tăng lên hàng ngày. Mạng Internet không đơn thuần chỉ là những máy tính mà nó còn là nơi mọi người có thể mua bán, trao đổi bất kỳ thứ gì từ chiếc bàn chải đánh răng, các tác phẩm nghệ thuật cho đến các bài học tiếng Anh. Việc tiếp cận được dù chỉ 1% nhóm khách hàng này cũng là 1 thành công của doanh nghiệp.

Đó là một phần không nhỏ của cộng đồng xã hội, hãy cho họ biết rằng quan tâm tới việc phục vụ cả cộng đồng này, cần phải có mặt trên mạng Internet. nên biết rằng, đối thủ cạnh tranh cũng đang làm như vậy.

2. Tận dụng hoàn toàn các cơ hội tiếp xúc

Nhiều khi công việc kinh doanh được hiểu một cách đơn giản là giao tiếp với khách hàng. Mọi doanh nhân khôn ngoan đều hiểu rằng: "Bí quyết thành công không nằm ở chỗ những gì biết mà chính là ở chỗ biết tới những khách hàng nào". Các doanh nhân đều muốn tận dụng các cuộc gặp gỡ thông thường thành công việc kinh doanh có lợi và việc trao danh thiếp là một việc được coi trọng trong quá trình này. Nhưng điều gì sẽ xảy ra khi doanh nghiệp cần phải gặp gỡ hàng ngàn, thậm chí hàng triệu đối tác làm ăn, liệu các doanh nghiệp có thể tiếp xúc cùng một lúc với tất cả các khách hàng. Điều này có thể được giải quyết hết sức đơn giản, tại mọi lúc, mọi nơi, mọi thời điểm thông qua các trang Web trên mạng Internet.

3. Tạo ra nguồn thông tin sẵn có cho đối tác

Khi muốn tạo các trang thông tin, quảng cáo, có thể sẽ đăng chúng trên mục quảng cáo, trang vàng, nhưng thời gian sẽ làm cho phải tính lại. Vì, làm thế nào để khách hàng quan tâm có thể liên hệ được ngay với bạn? Phương thức thanh toán trong mỗi dịch vụ sẽ như thế nào? Quảng cáo trang vàng sẽ khó khăn trong việc này vì đây vẫn chỉ là một loại phương tiện truyền thông có khoảng cách. Trong thời đại hiện nay, các thông tin đòi hỏi phải nhanh chóng hơn và mang tính đa chiều hơn. Internet sẽ giúp làm được điều đó thông qua những trang thông tin được duy trì liên tục 24/24 giờ trong ngày và 07 ngày trong tuần. Khách hàng có thể xem thông tin về doanh nghiệp bất kỳ lúc nào họ muốn, thậm chí ngay cả khi đang ngủ.

4. Phục vụ khách hàng hiệu quả

Công nghệ Internet sẽ mang lại cho doanh nghiệp nhiều cách hơn để phục vụ khách hàng. Liệu có đủ đội ngũ nhân viên trực điện thoại để tiếp nhận các yêu cầu của khách hàng về cung cấp thông tin dịch vụ mà họ cần? Liệu khách hàng có thể tự động tra cứu vào cơ sở dữ liệu, tìm kiếm các thông tin về dịch vụ đang tiến hành mà họ muốn không? Tất cả điều này khách hàng có thể là được 1 cách đơn giản và nhanh chóng thông qua chính website doanh nghiệp.

5. Để bán hàng hóa

Internet đem lại cho doanh nghiệp một cơ hội lớn để có thể bán hàng hóa. Sự phát triển của Internet trên toàn thế giới kéo theo sự ra đời và mở rộng một thị trường khách hàng mới đầy tiềm năng - cộng đồng người sử dụng Internet. Liệu có nên chần chừ khi mà các đối thủ cạnh tranh trong kinh doanh đang dần từng bước thâm nhập và chiếm lĩnh thị phần trên Internet?


6. Giới thiệu sản phẩm sinh động

Nếu sản phẩm là những chiếc máy thì khách hàng sẽ thực sự bị thuyết phục khi nhìn thấy nó hoạt động ra sao. Internet mở ra cho nhiều cách thức để giới thiệu sản phẩm thật sinh động tới khách hàng thông qua Website bằng hình ảnh, âm thanh, các đoạn phim ngắn, điều này sẽ khiến các khách hàng tiềm năng sẽ đến với nhiều hơn, không một quyển sách giới thiệu nào có thể làm được như vậy.

7. Vươn tới một thị trường dân chúng có thu nhập cao

Số lượng người tham gia vào mạng Internet có thể tạo ra một thị trường sẵn có đông đảo nhất. Những người sử dụng Internet thường là những người có trình độ học vấn, có hiểu biết và địa vị ổn định, thu nhập cao trong xã hội. Chính vì vậy, tiếp cận được và chiếm lĩnh thị trường khách hàng này là điều mà bất kỳ doanh nghiệp kinh doanh nào cũng mong muốn đạt được.

8. Trả lời các câu hỏi thường gặp

Bất kỳ người trực điện thoại nào trong công ty cũng đều nói rằng họ dùng phần lớn thời gian để trả lời các câu hỏi gần như giống nhau. Đó là những câu hỏi mà các khách hàng muốn hỏi trước khi họ giao dịch. Đưa những câu hỏi này lên Website sẽ giúp loại bỏ được những rào chắn đối với công việc kinh doanh và giải phóng bớt thời gian cho nhân viên trực điện thoại.

9. Tiếp nhận thông tin phản hồi từ phía khách hàng

Với Website có thể yêu cầu thông tin phản hồi từ phía khách hàng ngay lập tức khi họ đang ghé thăm website doanh nghiệp. Điều này giúp tiết kiệm được rất nhiều thời gian và tiền bạc để hoạch định các chiến lược quảng cáo và kinh doanh trên cơ sở những thông tin nắm bắt được từ phía khách hàng mà không phải mất thêm khoản chi nào nữa.

10. Phương tiện truyền thông linh hoạt

Ngày nay, Internet được đánh giá là hệ thống truyền dẫn chuyên nghiệp nhất bởi vì sản phẩm chính là các thông tin được tiếp cận một cách dễ dàng, nhanh chóng và rẻ tiền. Tất cả các ấn phẩm được truyền trên Internet đang ngày càng trở nên phổ biến bởi vì các công việc đều được thực hiện trong môi trường kỹ thuật số từ rất nhiều nguồn thông tin cung cấp. Tất cả những công việc này thực hiện một cách dễ dàng thông qua các trang Web trên chính Website của doanh nghiệp bạn.

5 Tiêu chí để chọn tên miền

Tên miền, địa chỉ ngôi nhà website trên Internet, là một phần không thể xem nhẹ. Thông thường không có quyền tự đặt địa chỉ cho mình. Nhưng trên Internet, bạn có cơ hội tự "sáng tạo" cho mình một hoặc vài địa chỉ.

Cách đây vài năm, tiêu chí số một của tìm một tên miền để đăng ký là càng ngắn càng tốt. Nhưng với sự bùng nổ của các công ty .COM, tên miền có ít hơn 6 ký tự hầu như đã được đăng ký hết. Một số tiêu chí có thể tham khảo như sau:

1. Càng dễ đọc càng tốt: Địa chỉ thà dài dòng mà dễ đọc còn hơn ngắn mà phải uống lưỡi mấy lần mới phát âm chính xác. có nghĩ thế không ?

2. Không có nghĩa xấu khi được đọc bằng ngôn ngữ khác: Khi phải chọn tên miền bằng tiếng Việt không dấu, hãy chắc chắn rằng "cụm ký tự" đó không có nghĩa xấu trong các thứ tiếng khác.

3. Khó gây nhầm lẫn / khó viết sai: Nếu tên miền là kết hợp của 2 hoặc 3 từ, hãy cố gắng chọn những tên không thể bị đọc nối thành nghĩa khác / vô nghĩa.

4. Phù hợp với bạn: Nghĩa là liên quan đến lĩnh vực thông tin / sản phẩm mà website cung cấp hoặc là tên thương hiệu của sản phẩm / công ty.

5. Đừng giống với những tên miền sẵn có: Chắc chắn là không muốn địa chỉ nhà mình lại gần giống với một nhà nào khác rồi. Trừ khi mục đích là "ăn theo" một thương hiệu nổi tiếng nào đó.

7 Chú ý khi chọn mua Hosting

Sau khi đăng ký một tên miền, xem như đã có một địa chỉ trên Internet. Tuy nhiên, "ngôi nhà website" thực sự nằm ở đâu?


Web hosting là dịch vụ cho thuê chỗ máy chủ Internet để đặt website lên mạng. Nếu tên miền là địa chỉ, website là ngôi nhà thì sử dụng web hosting là "thuê đất" vậy. Khi sử dụng dịch vụ web hosting cho website, cần lưu ý một số chi tiết sau:

1. Máy chủ web đặt ở đâu ?


Phải tính trước đa số người xem website là ở đâu ? Nếu đa số người xem là trong nước thì máy chủ nên nằm trong nước vì nếu máy chủ nằm ở nước ngoài thì tốc độ truy cập sẽ rất hạn chế do độ rộng đường truyền quốc tế của Việt Nam tương đối thấp nên thường xuyên xảy ra tình trạng "thắt cổ chai".

2. Máy chủ có hỗ trợ các tính năng đặc biệt của website ?

Có rất nhiều ngôn ngữ lập trình, công nghệ nền & loại chương trình quản lý cơ sở dữ liệu khác nhau có thể được dùng để thiết kế website. Dịch vụ web hosting mà sử dụng phải hỗ trợ đúng những cái mà website cần.

Đa số máy chủ thường được cài đặt để hỗ trợ tất cả. Nhưng những máy chủ này thường chạy chậm vì bản thân nó phải lo quản lý rất nhiều thứ mà đôi khi chẳng ai dùng đến.

3. Gói hosting có giới hạn bandwidth (băng thông) không ?

Bandwidth (băng thông) là thông số chỉ dung lượng thông tin tối đa mà website được lưu chuyển qua lại mỗi tháng. Giả sử xem 1 trang web thì băng thông tiêu tốn là 1.000KB (bao gồm tất cả hình ảnh trên trang web), 1 lượt xem trung bình 5 trang web thì tiêu tốn 5.000 KB. Nếu băng thông 10GB/tháng thì số lượt truy cập tối đa mà website có thể phục vụ mỗi tháng khoảng 2.000 lượt.

Nên chọn dịch vụ không giới hạn băng thông hoặc băng thông thật lớn (trên 100GB/tháng) để tránh nảy sinh tình trạng website bị khóa lại vì sử dụng vượt hạn mức băng thông.

4. Dịch vụ email thông suốt ?

Khi sử dụng dịch vụ web hosting, sẽ được sử dụng những hộp mail theo tên miền của mình. Nhưng không phải nhà cung cấp dịch vụ nào cũng dám bảo đảm chất luợng dịch vụ email. Email thông suốt 24/24 là một đòi hỏi chính đáng.

5. Bảo mật

Lỗi bảo mật thường thấy nhất ở các nhà cung cấp dịch vụ web hosting là nếu máy chủ đặt website có một tay chuyên dòm ngó thông tin của người khác nằm chung trên đó thì hắn có thể đọc toàn bộ thông tin website, kể cả mã nguồn. Hãy yêu cầu nhà cung cấp chắc chắn là thư  mục dữ liệu chỉ có mình được xem hoặc có thể nhờ người có kinh nghiệm kiểm tra giúp.

6. Sao lưu dữ liệu mỗi ngày

Khi website hoạt động, chắc chắn sẽ có sự cố xảy ra, sự cố nặng nề nhất là sẽ mất toàn bộ dữ liệu website. Nhà cung cấp web hosting có chế độ sao lưu mỗi ngày hay không? Nếu có, họ có thể cung cấp cho bản sao lưu của ngày hôm qua, hôm kia hay một ngày nào đó mà yêu cầu. Thiệt hại sẽ hầu như không đáng kể. Thông tin là vô giá!

7. Hoàn tiền trong 30 ngày

Cách đơn giản để chắc chắn hài lòng với một nhà cung cấp web hosting là hãy xem họ có chính sách hoàn tiền trong 30 ngày đầu sử dụng dịch vụ hay không?! Nếu có & không hài lòng với chất lượng gói hosting đó, hãy lấy lại tiền!

Tại sao nói hệ điều hành linux là không chính xác ?


Linux là gì
Tại sao nói hệ điều hành linux là không chính xác. Đơn giản vì một mình linux không tạo nên hệ điều hành. Linux không phải là hệ điều hành, Linux là nhân hệ điều hành (kernel), thành phần thấp nhất làm việc trực tiếp với phần cứng. Vậy hãy nói nhân linux thay vì hệ điều hành linux.

Sơ lược về Linux,  Linux được  sáng tạo bởi Linus Torvalds năm 1991, và từ đó đến này không ngừng phát triển bởi hàng ngàn lập trình viên trên toàn thế giới. Nhân linux là một phần mềm tự do nguồn mở (FOSS - free and open-source software), nghĩa là thuộc về mọi người dùng và người dùng có mọi quyền với nó (thay đổi, phát triển, phân phối, mua bán ...) Nhân linux được sử dụng phổ biến trên các máy chủ, máy bàn, thậm chí điện thoại di động (Android chẳng hạn).
Hệ điều hành GNU/Linux là gì
Từ khái niệm về OS và nhân linux ở trên, có thể hình dung ra "phần" GNU trong cụm từ hệ điều hành GNU/Linux. Đó là những phần mềm được viết ra bởi tổ chức GNU, đứng đầu là Richard Stallman, người đặt nền móng cho FOSS và triết lý FOSS. GNU đã tạo ra các công cụ cơ bản để người dùng tương tác với máy tính của họ, như tạo file, di chuyển file, ...Cùng với Linux tạo nên một hệ điều hành hoàn chỉnh: GNU/Linux.
GNU/Linux là hệ điều hành sử dụng nhân linux. Và câu trả lời cho câu hỏi "Bạn dùng hệ điều hành gì mà hay ho vậy, linux à" : "Đúng một nửa, mình dùng GNU/Linux và nó rất hay ho."
Bản phân phối
Các bạn đã từng nghe đến Ubuntu, Fedora, hay Redhat chưa : Đó là các bản phân phối linux (linux distro).Sự tồn tại các bản distro là một nét đặc trưng cho FOSS, bạn có thể dễ dàng thay đổi mọi thứ cho phù hợp với bạn vì GNU/Linux thuộc về bạn. Mỗi bản distro đều có những nét tương đồng và những nét rất riêng. Có những distro thì chuyên dành cho máy chú như Redhat Enterprise hay CentOS, có những distro thích hợp cho môi trường desktop như Ubuntu, Fedora. Thậm chí có những distro được tạo ra cho giáo dục và nghiên cứu khoa học, Edubuntu, Fedora Sugar, Scientific Linux. Nếu muốn bạn có thể tự tạo một distro cho riêng mình hoặc tùy biến các distro sẵn có.

Các distro đem lại cho người dùng sự đa dạng về lựa chọn và cũng cạnh tranh với nhau để hoàn thiện chính mình.

Mình xin dừng bài viết ở đây, có lẽ là chưa đủ nếu muốn đề cấp nhiều hơn về nhân linux hay về FOSS, nhưng hi vọng các bạn chưa hiểu về Linux hay FOSS có một cái nhìn chung và dễ hiểu về nó.

Một số khái niệm liên quan đến web hosting !


1. Tên miền (domain) : trong mối tương quan với web hosting thì tên miền nhằm giúp website dễ dàng hiển thị trên internet hơn là thông qua giao thức mã hóa IP (Internet Protocol) truyền thống đồng thời tên miền cũng là tên gọi đại diện cho IP.

2. Dung lượng lưu trữ (disk page) : là một trong các thông số kỹ thuật quan trọng đối với web hosting mà mọi người cần phải biết. Nó đại diện cho khả năng lưu trữ dữ liệu trên website, nếu dung lượng lưu trữ đã dùng hết, website sẽ vận hành chậm chạp thậm chí không thể vận hành. Nếu rơi vào trường hợp này tốt hơn hết là người dùng nâng cấp dung lượng lưu trữ.

3. Băng thông (bandwith) : băng thông website là một khái niệm mô tả lượng dữ liệu thông qua website được phép truyền tải trong một thời gian nhất định (tải lên khi chỉnh sửa, thiết kế mới và đưa dữ liệu vào web; tải xuống khi người dùng lướt web và thực hiện các hành vi liên quan đến đọc dữ liệu). Nếu băng thông web đã gần hết hoặc đã hết thì tốc độ truy cập website từ người dùng sẽ rất chậm hoặc gần như không thể.

4. Cơ chế bảo mật, sao lưu và phục hồi dữ liệu : cơ chế bảo mật của server như thế nào (loại máy chủ sử dụng, công nghệ bảo mật đang dùng, cơ chế bảo mật là cứng (thiết bị) hay mềm (soft)…, bên cạnh đó cơ chế sao lưu và phục hồi dữ liệu khi xảy ra sự cố (đối với các máy chủ share hosting vật lý truyền thống thì vấn đề này là tối quan trọng). Thông dụng và tốt nhất hiện nay là sao lưu 1 tuần/lần được áp dụng tại DigiStar, Mắt Bão, PA, Nhân Hòa… cần lưu ý nếu một ngày một lần sao lưu dữ liệu thì vừa tốn kém chi phí mà vừa không bảo mật (một nghịch lý trong ngành lưu trữ máy chủ hosting)

5. Phần mềm hỗ trợ kèm theo : thường là các phần mềm quản lý việc tải lên (upload) hoặc tải dữ liệu xuống máy tính người dùng (download), thông dụng là Direct Admin, cPanel, Kloxo nếu là máy chủ hosting linux còn đối với máy chủ hosting window là Plesk, Ecompak…

6. Tương thích mã nguồn thông dụng : các mã nguồn phổ biến có được hỗ trợ không (joomla các phiên bản, wordpress các phiên bản, magento, nukeviet, vbb, xenforo… Tuyệt vời nếu hỗ trợ thêm các phiên bản mã nguồn mới xuất hiện hiện nay như Drupal, Python, Perl…

7. Tương thích phiên bản lập trình : gói dịch vụ hosting của nhà cung cấp tương thích với phiên bản lập trình nào (ASP, ASP.NET, PHP 5.1, PHP 5.2, …), cũ hay mới (ví dụ PHP 4x hay 5x, ASP hay ASP.NET…).

Phân biệt Hosting Linux và Hosting Window như thế nào ?

Hosting Linux và Hosting Windows là hai dịch vụ host chính hiện nay. Tuy nhiên, sử dụng host nào để phù hợp với mục đích là điều mà các công ty, doanh nghiệp mới thực sự quan tâm.


Hosting Linux

* Định nghĩa: Hosting Linux là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ chạy hệ điều hành Linux kết nối Internet.

* Ứng dụng: Hosting Linux hỗ trợ ngôn ngữ ASP, ASP.Net và các hệ cơ sở dữ liệu SQL, Access…

Hosting windows

* Định nghĩa: Hosting Windows là một dịch vụ lưu trữ rất nhiều các trang web trên một máy chủ chạy hệ điều hành Windows Sever kết nối Internet. Mỗi trang web có phân vùng riêng của mình thường sử dụng các phần mềm chia sẻ và quản lý hosting (control panel) như Hosting Controller, Plesk,…

* Ứng dụng:  Các ứng dụng hỗ trợ trên máy chủ Windows:

– ASP 3.0/ASP.NET 1.1/2.x/3.x

– PHP & MySQL for Windows Server

– MS Access/MS SQL Server 2000/2005/2008

– ASP Email, ASP Upload, ASP Jpg, JMail

– POP3/SMTP/Webmail

– FTP, HTTP File Manager

– Microsoft FrontPage 2000 Server Extentions

– CGI Scripting In Perl & C,…

Phân biệt Hosting Linux và Hosting Window

– Hosting Linux và Hosting Windows hỗ trợ các ngôn ngữ khác nhau. Hosting Linux có xu hướng hỗ trợ PHP, Perl và CGI. Windows lại đi kèm với ColdFusion, ASP và .NET.

– Hosting Linux và Hosting Windows đều hỗ trợ FTP. Tuy nhiên, chỉ có Linux là hỗ trợ telnet hoặc ssh.

– Về mặt bảo mật, Hosting Linux vá lỗ hổng nhanh hơn nhờ tính miễn phí và nguồn mở của mình. Hosting Windows thường chỉ vá lỗi mỗi khi có bản Service Pack mới (thường thì mỗi năm mới ra một bản).

Để chọn lựa được host tốt, bạn cần dựa theo chức năng host do nhà cung cấp đưa ra.

10 sai lầm lớn nhất khi sử dụng Email.

Email đang dần trở thành một phần trong hình  ảnh kinh doanh của các công ty giống như những chiếc áo bạn mặc trên  người, những bức bưu thiếp bạn viết, lời chào trong voice mail và những  cái bắt tay lịch thiệp. Nếu bạn muốn tạo ấn tượng tốt ngay từ ban đầu và  xây dựng những mối quan hệ kinh doanh tích cực, hãy chú ý tới những  nguyên tắc sử dụng email và tránh xa 10 sai lầm email lớn nhất sau đây:
  

1. Bỏ sót tiêu đề thư
  Nhiều khi chúng ta thường không nhận ra được  tầm quan trọng của tiêu đề thư. Một lá thư được gửi đi mà thiếu tiêu đề  sẽ không có bất cứ ý nghĩa nào cả mà thậm chí khiến người nhận thấy khó  chịu. Khi từng cá nhân sẽ nhận được rất nhiều email, thì tiêu đề thư là  yếu tố quan trọng nếu bạn muốn email của mình nhanh chóng được đọc.  Tiêu đề thư đã trở thành một chìa khoá quan trọng quyết định email có  được mở ra đọc hay không.

 2. Tiêu đề thư không  tương thích
 Ví dụ, nếu  bạn đang viết thư cho hãng xuất bản web, tiêu đề thư của bạn có thể là  “Nội dung trang web”. Tuy nhiên, khi trang web của bạn phát triển và bạn  gửi thêm các thông tin, các tiêu đề cũng cần được thay đổi, chẳng hạn  như “thông tin liên lạc”, “hình ảnh” hay “trang chủ”.
  Đừng luôn ấn vào nút “reply” trong mọi thời  điểm. Việc thay đổi tiêu đề thư sẽ cho phép người nhận biết được nội dung cụ thể trong thư mà không cần phải kiểm tra lại họ đã gửi những gì  trước đó.

 3. Không cá nhân hoá email của bạn tới người nhận
  Email là không chính thức nhưng nó vẫn cần  những lời chào theo đúng quy tắc viết thư. Hãy bắt đầu với “Thân gửi ….”, “Xin chào ….” Hay chỉ “Anh/chị…”. Thất bại trong việc đưa tên người  nhận vào thư có thể khiến bạn và email của bạn trở nên lạnh lẽo.

  4. Không quan tâm tới từ  ngữ
 Khi bạn giao  tiếp mặt đối mặt với một ai đó, 93% thông điệp của bạn là không thành  lời. Email không có ngôn ngữ cơ thể. Người đọc không thể thấy được khuôn  mặt bạn hay nghe giọng điệu lời nói, vì vậy, bạn cần lựa chọn từ ngữ một cách cẩn thận và chuẩn xác. Bạn nên đặt mình vào vị trí của người  khác và suy nghĩ xem từ ngữ của bạn có tác động tới họ ra sao.
 
 
5. Lời mở đầu thư không  có ý nghĩa
 Tiêu đề thư  nên đi thẳng vào nội dung thông điệp, chứ không phải là ““Hi” hay “Xin  chào”. Người nhận sẽ quyết định thứ tự mình sẽ đọc email căn cứ vào ai  là người gửi và nội dung email là gì. Email của bạn sẽ có rất nhiều đối  thủ cạnh tranh.

 6. Quên kiểm tra lại chính tả và ngữ pháp
 Vào những  ngày đầu khi email mới ra đời, một vài người đã ghi chú rằng dạng giao  tiếp này không đảm bảo chuẩn xác về mặt chính tả và ngữ pháp. Điều này  là hoàn toàn sai. Chính tả và ngữ pháp là sự đại diện cho bạn. Nếu bạn không kiểm tra lại để chắc chắn email được soạn thảo chính xác nhất, mọi  người sẽ đặt câu hỏi về trình độ và sự nghiêm túc của bạn.
  Hãy sử dụng chấm câu và viết hoa đúng nhất  và luôn kiểm tra lỗi chính tả. Song bạn cần nhớ rằng, phần mềm kiểm tra  chính tả chỉ có thể phát hiện một số từ sai chính tả rõ ràng, có một số  từ bạn dùng sai nhưng vấn đúng chính tả. Do vậy, tốt nhất bạn cần tự  kiểm tra chính tả.

 7. Viết một cuốn tiểu thuyết lớn
  E-mail cần ngắn gọn. Hãy giữ cho nội dung  của bạn được cô đọng. Hãy sử dụng một vài đoạn văn và một vài câu trong  mỗi đoạn. Mọi người sẽ đọc lướt các email, vì vậy những nội dung dài  dòng rất lãng phí. Nếu bạn thấy cần phải truyền tải những thông điệp  dài, hãy gọi điện thoại trò chuyện hay hẹn một cuộc gặp.

  8. Chuyển  tiếp email mà chưa có sự đồng ý
 Hầu hết mọi người đều làm điều này. Bạn có  thể tự hỏi nếu thư được gửi mình và chỉ duy nhất mình, tại sao mình phải  chịu trách nhiệm khi chuyển tiếp nó cho người khác? Rất thường xuyên  các thông tin bảo mật bị lan truyền rộng rãi vì một ai đó thiếu sự  nghiêm túc. Trừ khi bạn được đề nghị hay bạn yêu cầu sự cho phép, đừng  chuyển tiếp bất cứ nội dung nào được gửi tới cho bạn.

  9. Nghĩ rằng sẽ không ai  khác thấy đọc được email của bạn ngoài người gửi
  Một khi bạn rời hòm thư của mình, bạn sẽ  không thể biết được email của mình kết thúc ở đâu. Đừng sử dụng internet  để gửi đi tất cả mọi thứ mà bạn không thể kiểm soát được nó. Hãy sử  dụng những công cụ khác để truyền tải các thông tin cá nhân hay những  thông tin nhạy cảm.

 10. Mong đợi những phản hồi ngay lập tức
  Không phải tất cả mọi người đều ngồi trước  máy tính với chương trình email được bật. Vẻ đẹp của giao tiếp Internet nằm ở sự thuận tiện của nó. Nó không phải là một sự ngắt quãng công việc  của mọi người. Họ có thể kiểm tra email vào thời điểm nào thuận tiện  nhất với họ chứ không phải với bạn. Nếu giao tiếp thực sự quan trọng đến  mức bạn cần câu trả lời ngay, hãy sử sụng điện thoại.

Tìm hiểu công nghệ ổ lai (HHD)


Xuất hiện trong những năm gần đây, ổ lai (HHD hay hybrid hard drive) kết hợp những ưu điểm của SSD lẫn HDD; tốc độ truy xuất cao đồng thời có dung lượng lưu trữ lớn và mức giá phù hợp với số đông người dùng hơn.

Phương thức hoạt động của ổ cứng lai cũng tương tự công nghệ đồ họa lai áp dụng trên một số dòng máy tính cá nhân (laptop, desktop) hiện nay. Những dữ liệu thường xuyên sử dụng, cần truy xuất nhanh được lưu trữ trong bộ nhớ flash trong khi những dữ liệu không truy cập thường xuyên sẽ lưu giữ trên các phiến đĩa của ổ cứng. Người dùng không phải chọn và xác định dữ liệu nào nằm ở đâu mà thay vào đó, thuật xử lí lưu trữ trong firmware ổ cứng sẽ quyết định dữ liệu nào lưu ở bộ nhớ flash SSD, dữ liệu nào lưu trên ổ cứng.

Momentus XT SSHD của Seagate dùng công nghệ bộ nhớ logic đệm Adaptive Memory trong khi Toshiba, Western Digital cũng có công nghệ bộ nhớ tương tự nhưng thay vào đó là sự kết hợp SSD và HDD trong cùng ổ vật lí. Dù sử dụng công nghệ nào thì giải thuật xử lí vẫn đóng vai trò quan trọng trong việc theo dõi mức độ sử dụng tập tin của hệ điều hành, phần mềm để quyết định lưu chúng ở SSD hay HDD.

Lúc đầu khi bộ nhớ flash chưa có gì, tốc độ truy xuất ổ cứng lai vẫn tương đương ổ cứng truyền thống, nhưng sau thời gian sử dụng, tốc độ truy cập sẽ dần được cải thiện, hiệu suất nâng lên thấy rõ. Thử nghiệm của PC World Mỹ trên ổ cứng lai Seagate Momentus XT 750 GB với 8 GB SSD cho thấy sau 6 lần thử nghiệm, thời gian khởi động hệ thống giảm dần từ 35 giây xuống còn 31 giây, điểm WorldBench 7 tăng từ 112 lên 116 điểm. Mức cải thiện thời gian khởi động hệ thống đạt 12%, điểm WorldBench 7 tăng 4%. Xét về lâu dài, ổ lai sẽ dần cải thiện hiệu năng tổng thể hệ thống trong quá trình sử dụng.

Lưu trữ đám mây có thể sẽ thay thế ổ cứng trong tương lai


Ngày nay khi càng nhiều người sử dụng dịch vụ đám mây để lưu trữ dữ liệu, liệu rằng nhu cầu về ổ cứng sẽ dần dần bị suy giảm? tại hội nghị Storage Vision trong khuôn khổ CES 2015 diễn ra tại Las Vegas - Mỹ, các nhà phân tích cho biết ổ cứng gắn trong vẫn đóng vai trò không thể thiếu cho máy tính và các thiêt bị cá nhân, bởi lẽ người sử dụng vẫn phải cần ổ cứng để chứa những dữ liệu thường xuyên sử dụng, và những dữ liệu ít quan trong hơn sẽ được lưu trên nền điện toán đám mây.

Tuy nhiên một số ý kiến khác cho rằng xu hướng dịch vụ đám mây có thề cung cấp hàng terabyte dung lượng lưu trữ vì vậy khả năng tương lai các ổ cứng HDD và SSD có thể sẽ bị đe dọa

Về phía các nhà sản xuất như Western Digital hoặc Seagate là hai nhà sản xuất lớn hiện đang cung cấp ổ cứng cho máy chủ và máy tính cá nhân trong khi với nhiều nhà sản xuất thiết bị và máy tính thì phần dung lượng lưu trữ gắn trong sẽ được tính vào chi phí sản xuất và giá thành sản phẩm mà người dùng cuối phải trả.

Tuy phương thức lưu trữ đám mây thực sự tiện ích nhưng vẫn còn hạn chế vì khi cần sử dụng lưu trữ đám mây thì người dùng phải có kết nối internet. Ông Jim Handy, đại diện công ty nghiên cứu thị trường Objective Analysis cho biết sở dĩ mà lưu trữ đám mây được phổ biến tại những quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ là vì đây là những quốc gia có mạng băng thông rộng phát triển.

Theo Matt Bryson, chuyên gia phân tích của ABR Investments cho biết những con số thống kê cho thấy tốc độ tải xuống của mạng không dây tăng trưởng khoảng 28% mỗi năm, dung lượng lưu trữ của ổ cứng tăng khoảng 25% và số bit lưu trữ trong flash NAND, nền tảng của các ổ SSD cũng tăng khoảng 35 phần trăm mỗi năm.

Người dùng có thể tùy chọn giữa việc mua một ổ cứng gắn trong hoặc sử dụng gói trả phí của dịch vụ lưu trữ trực tuyến và nếu xét về chi phí thì chúng tương đương nhau, ông cho biết thêm.

Thói quen của khách hàng luôn thích bỏ tiền ra để mua một ổ cứng như vậy người tiêu dùng sẽ có quyền sở hữu nó mãi mãi.  Vì thế mà những nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ trực tuyến như Google và Microsoft đang cố gắng cải thiện điều này thông qua việc cũng cấp miễn phí dung lượng lưu trữ giới hạn cho nhu cầu cơ bản. Nếu cần mở rộng không gian lưu trữ với nhiều tiện ích nổi bật

John Rydning, chuyên gia mảng thiết bị lưu trữ của IDC cho biết kết quả cuộc khảo sát với các nhà làm phim ở Minnesota, Mỹ cho thấy khoảng 50% người dùng chọn cách sao lưu các đoạn phim lên ổ cứng gắn trong máy tính trong khi số còn lại thích lưu trữ trực tuyến. Việc lưu trữ đám mây cũng đi kèm nguy cơ về bảo mật, nhất là với những tác phẩm có bản quyền.

Tuy nhiên theo chuyên gia phân tích Rob Enderle cho rằng lưu trữ đám mây sẽ là xu hướng của tương lai. Trong lĩnh vực lưu trữ trực tuyến, hiện có nhiều nhà cung cấp đưa ra những gói dịch vụ miễn phí nhằm hấp dẫn người dùng.

Sự lan tỏa của dịch vụ lưu trữ đám mây được kì vọng sẽ là sự thay thế đáng tin cậy cho việc lưu trữ bên trong thiết bị. Hầu hết những nhà sản cuất đều trang bị sẵn bên trong các thiết bị những công cụ hỗ trợ người dùng có thể sử dụng được lưu trữ trực tuyến và thuận tiện cho việc truy cập ở mọi nơi. Nói tóm lại, hiện khó có câu trả lời chính xác về việc liệu ổ cứng và SSD sẽ bị lưu trữ đám mây thay thế trong thời gian tới. Tuy nhiên nếu Chromebook, máy tính bảng và dòng laptop giá rẻ thành công thì rõ ràng điều này vẫn có thể xảy ra.
 

Server (máy chủ) trong doanh nghiệp quan trọng như thế nào ?


Việc sở hữu một  máy chủ riêng giúp cho doanh nghiệp chủ động trong việc quản lý và xử lý thông tin, không phụ thuộc vào bên cung cấp thứ 3. Quan trọng hơn là khả năng quản lý thông tin tối ưu, tránh được nguy cơ mất cắp dữ liệu, hạn chế được các cuộc tấn công qua mạng, virut backdoor... 

Nhưng không nhiều doanh nghiệp ý thức được tầm quan trọng thực sự của máy chủ. Hiện nay để tiết kiệm, các doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đang sử dụng máy tính để bàn thông thường trong các hoạt động. Tuy nhiên, khi doanh nghiệp phát triển với nhiều nhân viên hơn, chuỗi cung ứng trở nên phức tạp hơn, doanh nghiệp cần kiểm soát các dữ liệu và lưu trữ để các hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, hệ thống máy tính để bàn bắt đầu bộc lộ các yếu điểm và không đáp ứng được nhu cầu hoạt động của doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, hầu hết các ứng dụng trong doanh nghiệp hiện nay thường được viết để có thể chạy trong hệ thống có kết nối mạng. Tuy nhiên, một máy tính bình thường khó có khả năng và sức mạnh để xử lý khối lượng thông tin lớn trong một thời gian ngắn. Vì vậy, một máy chủ có tính ổn định và tốc độ xử lý cao sẽ mang lại thuận lợi cho hoạt động của doanh nghiệp.

Tên miền (Domain) miễn phí (Free) tốt nhất hiện nay

Khi bạn tìm kiếm cụm từ khóa đăng ký tên miền miễn phí trên mạng thông qua các công cụ tìm kiếm như google, yahoo, bing.... Bạn sẽ bắt gặp rất nhiều trang cung cấp dịch vụ này. Sau đây là những dịch vụ cung cấp tên miền miễn phí tốt mà chúng tôi tổng hợp lại.


Đăng ký tên miền miễn phí CO.CC - Free Domain name registration + Free DNS service. Tên miền miễn phí có DNS tốt nhất hiện nay (hoạt động giống tên miền .com nhưng free)

Dot .TK - Free Domain name registration -  Tên miền miễn phí đẹp nhất , ngắn gọn nhất, hot nhất hiện nay nhanh tay đăng ký để được tên miền đẹp ưng ý.

UNONIC.com - Tên miiễn miễn phí .tf , Available Domains - .net.tf, .eu.tf, .us.tf, .int.tf, .ca.tf, .de.tf, .at.tf, .ch.tf, .edu.tf, .ru.tf, .pl.tf, .cz.tf, .bg.tf, .sg.tf

freedomain.co.nr - Tên miền miễn phí .co.nr

cydots.com - Tên miền miễn phí net.ms .us.ms .info.ms au.ma shop.ms com.au.ms de.ms fr.ms cn.ms hk.ms br.m

TiPDOTS.COM - Tên miền miễn phí us.tp, uk.tp, co.uk.tp, ca.tp, au.tp, com.au.tp, fr.tp, cn.tp, jp.tp, kr.tp, ru.tp, pl.tp, eu.tp, it.tp, nl.tp, dk.tp, no.tp, se.tp, es.tp, pt.tp, mx.tp, ar.tp, br.tp, de.tp, at.tp, co.at.tp, ch.tp

Active.ws - Đăng ký ten miền miễn phí .active.ws .here.ws .ouch.ws .true.ws  .visit.ws .better.ws 
.premium.ws  .official.ws .321.cn .4x2.net  .such.info .neat.name .mypiece.com

Ch.nic.vu - Đăng ký ten miền miễn phí .ch.vu

EuropNIC.com - Đăng ký ten miền miễn phí de.gg, at.gg, ch.gg, fr.gg

JOYNIC - Tên miền miễn phí us.tt, uk.tt, ca.tt, eu.tt, es.tt, fr.tt, it.tt, se.tt, dk.tt, be.tt, de.tt, at.tt, au.tt, co.uk.tt, com.au.tt, nl.tt, co.at.tt, ch.tt

Nic.Biz.ly   - Tên miền miễn phí nic.biz.ly

EU.org - Tên miền miễn phí asso.eu.org, edu.eu.org, int.eu.org, net.eu.org, eu.org, at.eu.org, be.eu.org, dk.eu.org, es.eu.org, fi.eu.org, fr.eu.org, gr.eu.org, hu.eu.org, ie.eu.org, in.eu.org, it.eu.org, lu.eu.org, nl.eu.org, pt.eu.org, se.eu.org, uk.eu.org, al.eu.org, bg.eu.org, ch.eu.org, cy.eu.org, lt.eu.org, lv.eu.org, mt.eu.org, no.eu.org, pl.eu.org, ro.eu.org, ru.eu.org, si.eu.org, sk.eu.org, au.eu.org, ca.eu.org, cd.eu.org, cn.eu.org, il.eu.org, jp.eu.org, kr.eu.org, my.eu.org, ng.eu.org, nz.eu.org, us.eu.or

shortURL.com  - Tên miền miễn phí  .2ya.com .vze.com .mirrorz.com .filetap.com .alturl.com 
.funurl.com .dealtap.com .bigbig.com .ebored.com .hereweb.com .hitart.com .1sta.com .24ex.com 
.echoz.com .2truth.com .2fortune.com .2hell.com .2tunes.com .2savvy.com .2fear.com .2freedom.com .antiblog.com

Các loại máy chủ thông dụng hiện nay


Máy chủ ứng dụng

Nó còn được gọi là APPSERVER. Là một chương trình mà điều khiển tất cả các hoạt động ứng dụng giữa những người sử dụng và các ứng dụng tầng cuối của một tổ chức doanh nghiệp hoặc là các cơ sở dữ liệu. Các dịch vụ ứng dụng điển hình được sử dụng điển hình cho các ứng dụng liên hợp giao dịch cơ bản. Để hỗ trợ yêu cầu cao, một dịch vụ ứng dụng phải có sự dư thừa bên trong, điều khiển cho khả năng xuất hiện cao, trình diễn mức độ cao, phân bố các dịch vụ ứng dụng và hỗ trợ liên kết truy cập cơ sở dữ liệu.

Máy chủ in

Dịch vụ in được cài đặt trên một mạng để định tuyến các yêu cầu in từ các máy tính trạm của mạng đó. Các máy chủ điều khiển in tập tin yêu cầu và gửi tập tin đó tới máy in được yêu cầu - Một dịch vụ in cho phép nhiều nguời cùng sử dụng một máy in trên mạng.

Máy chủ cơ sở dữ liệu

Một dịch vụ cơ sở dữ liệu là một ứng dụng cơ bản trên mô hình kiến trúc máy chủ / máy trạm. Ứng dụng được chia làm hai phần. một phần chạy trên một máy trạm (nơi mà người sử dụng tích luỹ và hiển thị thông tin cơ sở dữ liệu) và phần còn lại chạy trên máy chủ, nơi có nghĩa vụ như là kết nối dữ liệu và lưu trữ - được thực hiện.

Máy chủ thư điện tử

Hầu hết các dịch vụ web và mail chuyển và lưu trữ mail trên mạng tổng và đưa qua internet. Ngày nay hầu hết mọi người nghĩ rằng dịch vụ mail là thuật ngữ viết tắt của internet. Tuy nhiên các dịch vụ mail được phát triển trước tiên trên trên nền chung của mạng internet.( LANs và WANs).


Máy chủ Web.

Ở phần lõi của nó, một dịch vụ web phục vụ nội dung tĩnh cho một trình duyệt bằng cách tải một tập tin từ đĩa và chuyển nó lên mạng, tới một người sử dụng trình duyệt web. Sự trao đổi hoàn toàn này được thực hiện gián tiếp thuông qua một trình duyệt và một máy chủ kết nối tới một thiết bị khác sử dụng HTTP. Bất kỳ máy tính nào cũng có thể vào trong một dịch vụ web bằng cách cài đặt phần mềm dịch vụ và kết nối internet. Trên mạng có rất nhiều các phần mềm ứng dụng dịch vụ web, bao gồm các phầm mềm cung cấp tên miền từ NCSA và Apache, và các phần mềm thương mại của Microsoft, Netscape và của nhiều hãng khác.

Máy chủ FTP

Một dịch vụ FTP là một phần mềm ứng dụng chạy giao thức truyền dẫn file, giao thức này trao đổi các tập tin qua mạng internet. FTP làm việc tương tự như cách mà HTTP làm, truyền các trang web từ một máy chủ tới một người sử dụng trình duyệt, và SMTP dùng cho việc gửi các thư điện tử qua mạng internet. Cũng giống như các công nghệ này, FTP sửu dụng giao thức TCP/IP của internet để có thể truyền dữ liệu. FTP được sử dụng rộng rãi để tải về một tập tin từ một máy chủ sử dụng internet hoặc ngược lại (chẳng hạn tải một trang web lên máy chủ).

Máy chủ Proxy

Đó là một máy chủ đứng giữa một ứng dụng, như là một trình duyệt web, và một máy chủ thực sự. Nó ngăn chặn tất cả các yêu cầu tới máy chủ thật nếu nó có khả năng trả lời đầy đủ các yêu cầu, nếu không nó sẽ chuyển các yêu cầu tới máy chủ thật. Các máy chủ uỷ nhiệm có hai mục đích chính: Có thể tăng linh động cho các hoạt động của các nhóm người sử dụng, là vì nó lưu trữ kết quả của tất cả các yêu cầu cho một lượng thời gian nào đó. Các máy chủ uỷ nhiệm cũng yêu cầu lọc để khoá hoặc là không cho phép một kết nối đặc biệt nào đó yêu cầu ra hoặc vào máy chủ.

Thứ Sáu, 8 tháng 5, 2015

Các thông số cần biết khi chọn mua VPS

Khi mua VPS bất kỳ ở đâu thì bạn đều được chọn các thông số như sau và giá cả của VPS sẽ phụ thuộc vào thông số đó. Các thông số này đều là của nghành kỹ thuật máy tính nên bạn có thể dễ dàng hiểu vì chắc dân IT đều biết cả bởi vì bản thân server cũng là một máy tính, chỉ có điều nó trâu hơn.
 

RAM
Trong máy tính thì RAM là loại bộ nhớ chính, nếu VPS bạn càng nhiều RAM thì khả năng truy xuất dữ liệu càng tốt bởi vì khi dùng VPS, bạn sẽ cần RAM để nó xử lý các vấn đề như xử lý các đoạn mã PHP với phần mềm PHP, xử lý truy vấn nhập xuất của database với MySQL, các ứng dụng nhỏ đi kèm, hỗ trợ đọc ghi dữ liệu,…nên thông số này rất quan trọng.

Hiện nay đa phần các dịch vụ VPS sẽ cho phép bạn chọn mức RAM từ 512MB đến 16GB (nếu bạn thấy VPS nào nhiều hơn 16GB RAM thì đó chính là Cloud VPS) và tùy theo lượng truy cập vào website của bạn cũng như cách tối ưu VPS thì bạn sẽ cần nhiều RAM hay ít.

Đối với nhu cầu sử dụng WordPress, bạn cần ít nhất 1GB RAM thì mới có thể sử dụng thoải mái được, vài trường hợp nếu bạn đã rành VPS thì có thể dùng loại 512MB và tối ưu cho nó thì có thể chạy tốt với lượng truy cập khoảng 5000/ngày và 100 user online cùng lúc.
 
SWAP

Mặc dù hầu như bạn không dùng đến tài nguyên của SWAP nhưng mình cũng xin giải thích nếu bạn có thắc mắc.

SWAP bạn hiểu nôm nà là một bộ nhớ ảo để lưu lại các hành động xử lý cũ nếu như bộ nhớ RAM của bạn bị đầy (overload), bản thân SWAP là một không gian lưu trữ trên ổ cứng chứ không phải là một bộ nhớ độc lập.

Nhưng không phải VPS nào cũng có hỗ trợ bộ nhớ SWAP mà chỉ có các Xen VPS mới hỗ trợ SWAP. Xem thêm ở dưới để hiểu Xen VPS là gì.
 
Disk

Disk hay còn hiểu đơn giản là ổ đĩa cứng (ổ cứng), không gian lưu trữ này sẽ được sử dụng để lưu các file cài đặt của hệ điều hành và các file của mã nguồn website bạn lưu trên đó.

Ổ đĩa hiện nay được chia làm 2 loại:

HDD (Hard Disk Drive): Là loại ổ đĩa thông dụng nhất mà bấy lâu nay bạn sử dụng trên máy tính đó.
SSD (Solid State Drive): SSD hoặc bạn cũng có thể nghe dịch ra tiếng Việt là ổ cứng bán dẫn, là một loại ổ cứng để lưu trữ dữ liệu nhưng nó sẽ có tốc độ truy xuất dữ liệu nhanh hơn loại HDD lên tới 300 lần, cái này mình không phải lấy từ các lý thuyết mà mình đã tiến hành test thử, ổ HDD có tốc độ truy xuất chỉ khoảng 80mb/s nhưng SSD thì có tốc độ lên tới hơn 400mb/s.
Thường thì VPS loại ổ cứng SSD sẽ có giá đắt hơn loại ổ HDD.
 
CPU Core

CPU Core nghĩa là lõi xử lý của CPU. Một Dedicated Server có số lượng core nhất định và nó sẽ được chia cho các VPS. Thường thì số core càng cao thì khả năng xử lý dữ liệu càng tốt.

Ở các gói VPS, trung bình bạn sẽ được chọn từ loại 1 core đến 3 cores.
 
Bandwidth/Transfer

Hai từ này đều có cùng một nghĩa là băng thông. Băng thông là gì thì khi mua host chắc bạn đã biết rồi nhưng mình cũng xin nói lại rằng, băng thông nghĩa là lưu lượng mà bạn được phép truyền tải dữ liệu đi.

Chẳng hạn bạn có 1 file có dung lượng 1GB trên VPS thì cứ 1 người tải bạn sẽ mất 1GB băng thông, tương tự với các loại file khác như hình ảnh, CSS, JS,….


IP

IP (Internet Protocol) nếu giải thích ra cặn kẽ khái niệm thì dài quá. Ở đây mình xin tóm gọn là số lượng địa chỉ IP mà bạn họ sẽ cấp cho bạn. Các dãy địa chỉ IP sẽ được nhà cung cấp chọn ngẫu nhiên cho bạn.

Thường thì nếu bạn chọn mua thêm nhiều IP khác nhau thì các dãy IP đó sẽ có chung một class A và B. Ví dụ: 192.168.1.1/192.168.1.2/192.168.1.3.

Đó là 6 thông số cơ bản mà bạn cần biết khi mua VPS, trong đó thông số về SWAP có thể vài nhà cung cấp sẽ không hiển thị ra bên ngoài bảng giá, và có IP bạn sẽ được chọn số lượng cần mua tại trang đặt hàng. 

cPanel, DirectAdmin hay Parallels Plesk?

Mặc dù cả 3 cái này sẽ không thật sự cần thiết cho bạn nếu sử dụng VPS cho mục đích cá nhân nhưng mình vẫn sẽ giải thích rõ để bạn có gặp thì biết mình nên chọn cái gì.

Cả 3 cái này là một Webserver Control Panel dành cho VPS hoặc Dedicated Server. Chức năng chính của nó là hỗ trợ bạn cấu hình webserver, tạo ra các gói host nhỏ hoặc thậm chí có thể phục vụ cho bạn việc bán host.

Cả 3 Webserver Control Panel ở trên đều là loại trả phí và nếu bạn chọn nó khi thuê VPS thì bạn sẽ phải trả thêm phí, giá dao động từ $8 đến $15 mỗi tháng. nhưng bên cạnh đó cũng có rất nhiều loại miễn phí nhưng thiết nghĩ bạn chưa cần biết đến nó vội, bạn chỉ cần nắm được Webserver Control Panel là cái gì thôi.

Hướng dẫn kiểm tra cấu hình của VPS (máy chủ ảo)

Trong bài viết này, Mình xin hướng dẫn các bạn kiểm tra một số thông tin phần cứng trên hệ thống sử dụng hệ điều hành unix nói chung.

1. Tìm thông tin CPU: cat /proc/cpuinfo


Số lượng processor được ghi thứ tự bắt đầu từ 0

2. Thông tin Memory và Swap: cat /proc/meminfo


Cách kiểm tra thông số phần cứng của VPS (Máy chủ ảo)


1. Kiểm tra lượng CPU:

Sử dụng lệnh: cat /proc/cpuinfo
Dòng "processor" sẽ cho biết lượng nhân (core) bạn có, nhân thứ nhất bắt đầu từ con số 0. Như vậy nếu bạn được cấp 1 nhân thì bạn sẽ thấy 1 lần xuất hiện bảng tin CPU và dòng processor có số là 0, nếu bạn được cấp 2 nhân thì bạn sẽ nhìn thấy 2 lần xuất hiện bản tin CPU, lần thứ nhất dòng processor là 0, lần thứ 2 dòng processor là 1.
Dòng "model name" sẽ cho biết CPU bạn đang sử dụng.
Dòng "cpu MHz" sẽ cho biết lượng Mhz trên core đó.

2. Kiểm tra lượng RAM

Sử dụng lệnh: free -m
Cột "Total" sẽ cho bạn biết tổng lượng RAM bạn có (bao gồm cả phần RAM phụ), VD nếu bạn sử dụng gói 512MB RAM thực và Burst lên 768MB thì bạn sẽ thấy lượng RAM tổng là 768
Cột used sẽ cho biết lượng RAM bạn đã sử dụng và cột free cho biết lượng RAM còn lại.
VPS đang hoạt động tốt là mức RAM tiêu hao đạt từ 1/2 đến 2/3 lượng RAM thực. Nếu lượng RAM bị sử dụng trên 3/4 và có thể đạt mức hết RAM, chúng tôi khuyến cáo trường hợp này bạn cũng nên nâng cấp gói VPS vì RAM quyết định khả năng duy trì hoạt động, nếu lượng RAM bị hết sẽ gây ra tình trạng overload VPS.

Các thuật toán tính giá trị của một tên miền (Domain)

(Domain Name) Định giá domain là một nghệ thuật nhưng không có nghĩa là nó không có phương pháp. Hôm nay, tôi xin giới thiệu phương pháp định giá domain theo phương pháp DCV. Một phương pháp vừa khoa học vừa nghệ thuật để có thể ước lượng bất kỳ 1 domain nào.
 

A. Chi phí so sánh hoặc chi phí thay thế:

Đầu tiên, bạn cần tìm 3 domain đã được thị trường định giá tương đương với domain của bạn. Có nghĩa là bạn lấy giá của 3 domain mà bạn cho rằng có thể thay thế tương đương domain của bạn. Việc tìm domain tương đương sẽ dựa vào các yếu tố gần hoặc bằng với domain của bạn:

Traffic
Revenue
Độ dài
Sự gia hạn
Tuổi domain
Đuôi mở rộng (.com, .com.vn...)
Lĩnh vực
Tính ý nghĩa của domain
Domain đã được phát triển hay chưa.
Ví dụ, bạn có domain 3 ký tự LLL.com.

Sau khi so sánh các yếu tố trên, các domain tương đương bao gồm:

Logo.com $500,000
Files.com $725,000
Zero.com $330,000

Như vậy chi phí thay thế = ($500,000 + $725,000 + $330,000)/3 = 520.000 USD
Sau khi đã có 3 domain theo bạn là tương đương, bạn áp dụng theo công thức sau:

B. Công thức tính giá trị của bản thân domain

Áp dụng công thức

a + b = c

b x d = e

c + e = f

e ÷ g = h

Với:

a = Chi phí thay thế

b = Số tiền mà domain kiếm được trong 1 năm

c = Tổng giá trị thay thế

d = Bội số mặc định là 3

e = b nhân cho d

f = c nhân cho e

g = Hệ số rủi ro (Định vị từ 2-5)

h = Giá trị của của bản thân domain ($)

Từ ví dụ trên và áp dụng công thức trên, với hệ số rủi ro cho là mức 2 (do cảm nhận giữa cung và cầu thị trường), giá trị bản thân domain được tính như sau:

$520,000 + $2400 = $522,400
$2400 x 3 = $7200
$522,400 + $7200 = $529,600

$529,600/2 = 264.800 USD --> Giá trị bản thân của domain LLL.com

C. Giá trị tiếp thị của domain

Áp dụng công thức:

a x b = c

c x d = e

e x f = g

Với

a = Số lượt khách truy cập trong 30 ngày

b = CPC trung bình 1 tháng

c = a nhân b

d = Bội số Marketing, bạn lựa chọn giữ 12,24,36,48 tùy thuộc vào nhận định tính chất marketing mà domain đem lại.

e = c nhân d

f = Tỉ lệ hoán chuyển (mặc định là 0.10)

g = Giá trị tiếp thị của domain ($)

Từ ví dụ trên,domain LLL.com có 3000 lượt khách truy cập trong 30 ngày, 1 ngày kiếm được trung bình 1.03 USD với nhận định tính chất tiếp thị của domain ở mức 3 (36) nên giá trị tiếp thị của domain LLL.com như sau:

3,000 x $1.03 = $3,090

$3,090 x 36 = $111,240

$111,240 x 0.10 = $11,124--> Giá trị tiếp thị của domain LLL.com

D. Giá trị sổ sách và giá thị trường của domain

Áp dụng công thức:

a + b = c

c x d = e

Với:

a = Giá trị bản thân domain

b = Giá trị Marketing của domain

c = Giá trị sổ sách ($)

d = Bội số sự chấp nhận của thị trường (Bạn có thể chọn từ 2-8 tùy thuộc vào khả năng chấp nhận của thị trường)

e = Giá trị domain có thể được thị trường đón nhận ($)
Sample Val

Theo ví dụ trên, giá trị sổ sách của domain LLL.com là:

$264,800 + $11,124 = $275,924 --> Giá trị sổ sách của domain LLL.com

Giá trị thị trường có thể chấp nhận (nhận định ở mức 4):

$275,924 x 4 = $1,103,696 --> Giá trị thị trường của domain LLL.com

Theo cách tính toán trên, vẫn có sự khác biệt nhất là nhận định hệ số rủi ro và hệ số thị trường chấp nhận. Thông thường người ta mặc định hệ số rủi ro là 2 và hệ số thị trường chấp nhận là 4, tuy nhiên, dựa vào cơ sở nào để tính là hoàn toàn do sự phân tích thị trường và cảm nhận về quan hệ cung cầu khi chào giá.

Dù vẫn còn một chút khác biệt trong cách định giá do cảm nhận của mỗi người khác nhau về thị trường, tuy nhiên, đây hiện được xem là công thức thích hợp nhất để định giá domain.

Bạn thử định giá domain của mình được giá trị bao nhiêu?